Thông tin sai lệch về dữ liệu coronavirus
"Tong rcuộc khủng hoảng, EU đã đẩy mạnh công việc về cung cấp thông tin cho công dân liên quan tới các rủi ro và cải thiện hợp tác quốc tế để chống lại thông tin sai lệch", - tài liệu viết.
Cụ thể, các tin nhắn do Ủy ban châu Âu công bố, bác bỏ thông tin được cho là không chính xác, đã đạt được hơn bảy triệu lượt xem. Ngoài ra, dịch vụ đối ngoại của EU cùng với Ủy ban châu Âu tăng cường công việc ở các nước thứ ba, đặc biệt là các quốc gia có chung biên giới với EU.
"Các tác nhân nước ngoài và một số quốc gia, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã thực hiện các hoạt động nhằm truyền bá các chiến dịch làm sai lệch thông tin nhằm vào EU, các nước láng giềng và các khu vực khác trên thế giới", - tài liệu viết.
Thông cáo khẳng định rằng các dịch vụ châu Âu đã xác định và công bố 550 sự kiện đăng trên một trang web đặc biệt về thông tin sai lệch được cho là từ "các nguồn thân điện Kremlin" .
Trả lời câu hỏi về phản ứng có thể của EU đối với việc truyền bá thông tin sai lệch, lãnh đạo cơ quan ngoại giao EU Josep Borrell nói rằng người châu Âu cần cung cấp cho công dân của họ một giải pháp thay thế hợp lý.
"Chúng tôi chỉ có thể đấu tranh chống lại thông tin phổ biến bằng cách cung cấp cho công dân một giải pháp thay thế, thể hiện sự tương phản giữa những gì đang được nói và thực tế", - ông Borrell nói tại một cuộc họp báo ở Brussels.
Theo ông, "chính quyền Nga và Trung Quốc luôn phủ nhận rằng các trung tâm cung cấp thông tin sai lệch có liên quan đến quyền lực chính trị".