Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp sáng 13/6
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp sáng 13/6 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 13/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2018.

Kiến nghị chưa tăng lương cơ sở

Ngày 13/6, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề liên quan đến Ngân sách Nhà nước. Nội dung này được truyền hình, phát thanh trực tiếp trong 2 ngày 13 và 15/6 để cử tri cả nước theo dõi.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Họp Quốc hội Việt Nam: Biển Đông, thắng lợi Covid-19, EVFTA và tăng trưởng kinh tế

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung phát biểu theo các vấn đề đã được nêu trong các Báo cáo của Chính phủ và các Báo cáo thẩm tra, nhất là các kiến nghị về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Trước đó, báo cáo với Quốc hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội trong phiên khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Theo Thủ tướng, thiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: dệt may, da giầy, chế biến gỗ, thủy sản... sụt giảm mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn ở tất cả các loại hình, quy mô doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hợp tác xã, hộ kinh doanh.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp
Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp

Trước khó khăn này, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách. Ngoài ra, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã xem xét miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Mới đây, Chính phủ cũng đã chính thức trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Theo đó, Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm nay không quá 50 tỷ đồng và có số lao động không quá 100 người gây nhiều băn khoăn trong các đại biểu.

“Tạm dừng tăng lương chỉ là giải pháp tình thế”

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk), Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an đánh giá cao việc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã sử dụng linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chính sách đầu tư, chính sách lao động, an sinh xã hội... để duy trì trạng thái kinh tế vĩ mô không bị biến động, phát triển kinh tế không bị suy giảm nhanh và trong tầm kiểm soát, đồng thời duy trì được an sinh xã hội.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Xuân nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức. Tuy vậy, đại biểu đoàn Đắk Lắk đánh giá, đây chỉ là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi theo đại biểu, về tâm lý đa số công chức hưởng lương từ ngân sách không hào hứng và chưa thực sự yên tâm về việc này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP
“Lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng, làm giảm sức mua của người dân, thì việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị của đồng lương. Đồng thời, đa số công chức, viên chức làm công ăn lương sẽ khó khăn hơn”, - bà Xuân nói.

Theo đại biểu đoàn Đắk Lắk, giải pháp căn cơ “thắt lưng buộc bụng” trong tình hình hiện nay phải là thực sự tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, đầu tư công phải thật sự thiết thực, có trọng điểm, có hiệu quả. Đặc biệt phải chống thất thu, chống thất thoát trong mọi lĩnh vực.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cũng nhắc đến việc mất cân đối cung cầu thịt lợn, đẩy giá lên cao mà không thể giải quyết được suốt hơn 1 năm qua; hay sự lúng túng, thiếu nhất quan trong việc dừng hay cho xuất khẩu gạo. Bà Xuân cho rằng Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm trong việc này.

Nhắc đến vấn đề an ninh nguồn nước, đại biểu đoàn Đắk Lắk cho hay người dân Tây Nguyên đang chịu cảnh thiếu nước dù trong thời tiết nóng “cháy da cháy thịt”.

“Vườn, nương, rẫy cà phê, điều, tiêu của người dân Tây Nguyên đang xơ xác vì đói nước”, - bà nói và cho hay tình trạng này có ở nhiều nơi.

Bà Xuân cho rằng Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn về an ninh nguồn nước, nhất là từ các hệ thống sông chảy qua nhiều quốc gia. Đại biểu đoàn Đắk Lắk đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp điều tra, xử lý đảm bảo tài nguyên nước từ đó xây dựng đề án, chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước.

Nhiều đại biểu đồng tình với báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ

Tại phiên họp, các đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An); Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu); Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn); Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk); Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội);... bày tỏ đồng tình với báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ, đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, chia sẻ với những khó khăn của người dân, doanh nghiệp, đồng thời đóng góp các ý kiến, giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam phải họp trực tuyến nửa kỳ họp vì Covid-19

Các đại biểu đề nghị tiếp tục thực hiện Nghị định 100, xử lý nghiêm hành vi uống rượu bia tham gia giao thông; bảo vệ an ninh trật tự; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh nguồn nước; kịp thời khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác “chống dịch như chống giặc”.

Bên cạnh đó, điều chỉnh lại chỉ tiêu phát triển do tác động của dịch bệnh; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế xã hội; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh; khôi phục thị trường du lịch; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái đàn lợn, phòng chống hiệu quả dịch tả lợn châu Phi; làm tốt công tác bảo vệ phát triển rừng; đầu tư phát triển kinh tế văn - xã.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị xây dựng thương hiệu quốc gia đặc sắc, riêng có của Việt Nam; quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước hiệu quả; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau và không để tỉnh nào bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, làm tốt công tác dự báo trước những tác động khó lường về chính trị, an ninh phi truyền thống để có chính sách ứng phó hiệu quả.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала