«Đây là cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng của bản thân ngành giáo dục gắn với việc đóng cửa trường học và khủng hoảng kinh tế nói chung cũng tác động đến lĩnh vực giáo dục», - ông nói trong hội thảo trực tuyến «Giáo dục thời đại dịch COVID-19: Các vấn đề, giải pháp, triển vọng, nghiên cứu» từ chuyên đề thường kỳ của trường Kinh tế Cấp cao và Ngân hàng Thế giới «Hệ thống giáo dục phổ thông cần chuẩn bị thế nào cho cuộc sống trong thực tế mới thời hậu COVID-19».
Khủng hoảng kinh tế tác động tệ hại đến giáo dục
Cụ thể, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục trong tương quan đại dịch dẫn đến làm ngưng trệ hoặc chậm chạp tiến trình giáo dục đồng thời gia tăng bất bình đẳng trong lĩnh vực này, ông Shmis nhận xét. Ông nói thêm rằng khủng hoảng ảnh hưởng đến bản thân học sinh: ăn uống kém hơn, trạng thái tâm lý xấu đi, bất ổn và dễ bị tổn thương. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm số lượng học sinh, gia tăng tình trạng lạm dụng sức lao động của trẻ em còn các bậc cha mẹ gặp khó khăn về thu nhập phải giảm chi phí dành cho chuyện học tập của con cái, chuyên gia phân tích.
Ông nhấn mạnh rằng trong triển vọng dài hạn tất cả những điều này sẽ dẫn đến việc cắt giảm «vốn tư bản con người», tiếp tục gia tăng nghèo đói do giảm sút đội ngũ chuyên gia có trình độ và thúc đẩy căng thẳng xã hội.
«Cần đảm bảo phục hồi sự bền vững của lĩnh vực giáo dục, bao gồm tính đến tiềm năng của cách thức đào tạo từ xa và những phương pháp cải tiến phù hợp với thực tế mới», - ông kết luận.