Liên Hợp Quốc cảnh báo gia tăng số người Syria cần hỗ trợ nhân đạo

© AFP 2023 / Aaaref WatabCô gái Syria trong một trại tị nạn ở tỉnh Idlib.
Cô gái Syria trong một trại tị nạn ở tỉnh Idlib. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
GENEVA (Sputnik) - Do đại dịch COVID-19 ở Trung Đông, số lượng người Syria cần hỗ trợ nhân đạo đã tăng mạnh - ông Andrei Mahechich đại diện chính thức của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tuyên bố hôm thứ Ba.
«Con số những người tị nạn dễ bị tổn thương không có nguồn dự trữ cơ bản nào để sống sót trong cảnh lưu vong đã tăng mạnh do hệ quả tình trạng khẩn cấp bất thường trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì lây lan dịch bệnh COVID-19. Những cộng đồng tiếp nhận dân tị nạn ở các nước láng giềng với Syria cũng đang hứng chị khó khăn tương tự. Nhiều người tị nạn đã mất hết thu nhập vốn rất ít ỏi, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu nhất, kể cả thực phẩm và thuốc men», - ông thông báo.

Số lượng dân tị nạn tăng lên do đại dịch

UNHCR cũng lo ngại vì tình hình nhân đạo trong những người hồi hương. Chuyện ở đây nói về hơn 6 triệu người Syria di tản trong nội địa, cũng như các nhóm cư dân dễ bị tổn thương khác trên lãnh thổ Syria. Theo đánh gía của Liên Hợp Quốc, ngay cả trước đại dịch đã có hơn 80% người Syria sống dưới mức nghèo khổ. Còn sau 9 năm xung đột ở nước này có 11 triệu người rất cần hỗ trợ nhân đạo.

Người đi lại trên trại tị nạn Palestine cũ Yarmuk ở Syria - Sputnik Việt Nam
Cuộc sống yên bình: người tị nạn Syria ổn định cuộc sống ở các thành phố được giải phóng

Theo lời ông Mahechich, suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến hàng trăm ngàn người Syria tị nạn ở Trung Đông rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Nhiều người không thể trả tiền thuê nhà, tăng nguy cơ kết hôn sớm, lợi dụng sức lao động của nhân công trẻ em, tăng bạo hành giới và những hình thức bóc lột khác.

Theo UNHCR, hiện có hơn 5,5 triệu người tị nạn Syria ở Ai Cập, Jordan, Iraq, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả trước khi bùng phát đại dịch, hầu hết dân tị nạn Syria trong khu vực đã phải sống dưới mức nghèo khổ. Số ít trong những người khó khăn cùng cực đã nhận được tiền mặt hoặc hình thức hỗ trợ khác. Một nghiên cứu tiến hành gần đây ở Jordan cho thấy chỉ 35% người tị nạn nói rằng họ có hy vọng vào việc làm ở nơi họ có thể trở về sau khi dỡ bỏ các hạn chế vì COVID-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала