«Nếu bây giờ Hoa Kỳ tự nguyện từ bỏ vai trò theo ý chí tự do của mình, thì chúng ta nên suy nghĩ sâu sắc về điều đó», - bà Merkel nhấn mạnh.
Ngay từ thời Barack Obama, Hoa Kỳ không ít lần phê phán Đức vì nước này có chi tiêu quốc phòng thấp. Sự chỉ trích leo thang mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump, người thậm chí còn tuyên bố ý định rút 9,5 nghìn quân Mỹ đang đồn trú tại Đức.
«Đội quân Hoa Kỳ không chỉ giúp bảo vệ riêng Đức và phần châu Âu của NATO, mà còn bảo vệ lợi ích của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ», - nữ Thủ tướng Đức nhấn mạnh.
Đề cập đến mục chi tiêu quốc phòng, bà Merkel tuyên bố: «Chúng tôi ở Đức cũng biết rằng nên chi nhiều hơn cho quốc phòng. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã phấn đấu gia tăng đáng kể cho khoản này và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến theo con đường mở mang khả năng quân sự của mình».
Tự chủ chiến lược
Trong khi đó, như báo lưu ý, nhận xét của Thủ tướng Đức «suy nghĩ sâu sắc về vai trò của Hoa Kỳ» không có nghĩa là ủng hộ cái mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là «tự chủ chiến lược», tức là khả năng bảo vệ châu lục mà không cần dựa vào Hoa Kỳ.
«Hãy nhìn ra thế giới; nhìn Trung Quốc hoặc Ấn Độ, - bà Merkel nói. - Có những lý do nặng ký để duy trì cam kết với cộng đồng phòng thủ xuyên Đại Tây Dương và chiếc ô hạt nhân chung của chúng ta. Nhưng, tất nhiên, châu Âu cần phải chịu nhiều gánh nặng hơn trong thời Chiến tranh Lạnh».
Trả lời cho câu hỏi rằng liệu có phải Đức đang đánh giá thấp mối đe dọa từ phía Nga hay chăng, Thủ tướng Merkel tuyên bố rằng Matxcơva «hành xử một cách hung hăng» trong chiến dịch thông tin xuyên tạc và vụ ám sát người Chechen lưu vong Zechkhan Khangoshvili ở Berlin. Viện Công tố Đức cáo buộc Matxcơva liên quan đến vụ tội phạm này, The Guardian nhắc.
«Vụ ám sát trong công viên Tiergarten ở Berlin là vụ việc nghiêm trọng, mà hiện Toà đang xác minh xem do tội lỗi của ai, - bà Merkel nhấn mạnh. – Dù thế nào chăng nữa, chúng tôi nhận ra rằng chiến tranh lai và phương pháp gây mất ổn định là điển hình về hành vi của Nga. Mặt khác, có những lý do đầy trọng lượng để tiếp tục cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Nga. Ở các nước như Syria và Libya sát gần châu Âu, ảnh hưởng chiến lược của Nga vẫn là rất lớn. Do đó, tôi sẽ tiếp tục cố gắng hợp tác với Matxcơva», - bà Merkel cho biết.