Việc làm chủ và chủ động nguồn vắc-xin riêng của Việt Nam là vô cùng quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Công ty TNHH MTV Vắc-xin và sinh phẩm số 1 Bộ Y tế (VABIOTECH), Việt Nam nỗ lực tạo ra vắc-xin chống Covid-19 trước hết là để đáp ứng nhu cầu trong nước. Dự kiến, sinh phẩm chống coronavirus của Việt Nam sẽ được hoàn chỉnh vào tháng 10/2021.
Đồng thời, cũng trong sáng nay, Bộ Y tế Việt Nam thông tin về trường hợp kỹ sư người Indonesia nghi nhiễm Covid-19, dương tính với SARS-CoV-2 rồi lại âm tính.
Ca nghi nhiễm coronavirus người Indonesia: Vì sao dương tính rồi âm tính?
Sáng ngày 2/7, Bộ Y tế đã có thông tin về trường hợp ông AJI, 31 tuổi, công dân Indonesia nghi nhiễm coronavirus.
Theo đó, trong ngày 1/7, người này được xét nghiệm tại 2 bệnh viện ở TP.HCM (đều được cấp phép xét nghiệm tìm nCoV bởi Bộ Y tế). Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Thông tin gây ra sự hoang mang, lo lắng trong dư luận bởi người này đã đến Việt Nam từ tháng 3 năm 2020, sống và làm việc tại Bình Dương trong suốt hơn 3 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, theo thông báo chính thức của Bộ Y tê sáng nay ngày 2/7, kết quả xét nghiệm khẳng định tại Viện Pasteur TP.HCM cho thấy bệnh nhân này và 145 người tiếp xúc gần đều âm tính với virus.
Từ đây là dấy lên câu hỏi, nguyên nhân vì sao kết quả xét nghiệm tại 2 bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép lại cho ra kết quả dương tính, và sai số xét nghiệm như thế nào?
Trả lời vấn đề này, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như thời gian lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, trình tự thực hiện xét nghiệm...
Đặc biệt, khi xét nghiệm bằng test nhanh, đối khi sẽ xảy ra trường hợp dương tính chéo với một số bệnh khác. Lấy ví dụ về vấn đề này, ông Tuấn cho hay một số bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng cho kết quả dương tính khi xét nghiệm Covid-19, như từng xảy ra khi thực hiện xét nghiệm lưu động tại Hà Nội.
Ông Tấn cũng cho hay, để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế sẽ có đánh giá lại toàn bộ trường hợp nam công dân người Indonesia do trường hợp này khá phức tạp, có kết quả xét nghiệm khác nhau tại 3 phòng xét nghiệm được Bộ cấp phép.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, 145 người có tiếp xúc gần trong vụ việc này có thể được dỡ bỏ cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục tự theo dõi sau đó.
Được biết, kể từ đầu mùa dịch đến nay, đây là lần thứ tư có ca bệnh cho kết quả xét nghiệm dương tính giả tại phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công nhận.
Việt Nam sắp sản xuất được vắc-xin chống Covid-19?
Sáng qua 1/7, nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Công ty TNHH MTV Vắcxin và sinh phẩm số 1 Bộ Y tế (VABIOTECH) đã chính thức giới thiệu vắc xin người Covid-19 tới báo giới.
Theo chủ tịch VABIOTECH Đỗ Tuấn Đạt, sẽ cần 9-12 tháng nữa để cho ra đời vắc xin hoàn chỉnh, tuy nhiên tập thể các nhà khoa học đang nỗ lực hết sức để rút ngắn thời gian này.
Ông Đạt hay, VABIOTECH đang hướng tới giai đoạn thử nghiệm vắc xin trên người, dự kiến đầu năm 2021 và sẽ hoàn thiện vào cuối năm (10/2021).
Trước đó, đơn vị đã có 2 đợt tiêm thử nghiệm vắc xin trên chuột, trong đó 4/8 lô chuột được tiêm đáp ứng kháng thể cao. Có thể nói, vắc xin ngừa Covid-19 mà nhóm nghiên cứu đang phát triển đã đi đúng hướng. Đây là nền tảng để phát triển thành vắc-xin hoàn chỉnh sử dụng trên người.
“Ước tính tối thiểu 4-5 tháng, tối đa là 9 tháng nữa, chúng tôi có thể thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người. Sau đó, cần thêm 2-3 tháng tiếp để hoàn thành các giai đoạn sản xuất và có thể đưa vắc-xin ra sử dụng chính thức”, ông Đạt khẳng định.
Vắc-xin Việt Nam vượt tiến độ 2 tháng
Theo ông Đạt, dự án nghiên cứu phát triển vắcxin Covid-19 của VABIOTECH đang có triển vọng rất tích cực, khi vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch trong giai đoạn 1, với kết quả đáp ứng miễn dịch khá cao trên chuột được tiêm thí nghiệm, sau khi đánh giá tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Người đứng đầu VABIOTECH cho biết, dự án nghiên cứu vắc-xin Covid-19 đang có triển vong rất tích cực khi vượt tiến độ 2 tháng trong giai đoạn 1. Việc tử nghiệm trên chuột đã cho hiệu ứng miễn dịch khá cao qua đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Để bắt tay vào phát triển vắc-xin, 2 nghiên cứu viên của VABIOTECH phải đi học về công nghệ sản xuất vắcxin mới tại Đại học Bristol, Anh. Một trong hai người là ThS Mạc Văn Trọng.
“Chúng tôi đã kịp quay về Việt Nam ngay sát thời điểm đóng cửa hàng không quốc tế hồi cuối tháng 3, sau 14 ngày cách ly tập trung, chúng tôi có gần 1 tháng cách ly kép - vừa cách ly, vừa ăn ngủ làm việc tại phòng thí nghiệm, cho đến khi có vắc-xin tiêm cho động vật hồi cuối tháng 4 vừa qua”, ThS Trọng cho biết.
Lần này, công nghệ được VABIOTECH áp dụng là công nghệ vector virus, thay vì công nghệ vắc xin bất hoạt hay vắcxin sống giảm độc lực như truyền thống. Được biết, vector virus là công nghệ mới, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, phù hợp để sản xuất vắc-xin đại dịch.
Bên cạnh đó, ThS Trọng cho hay, dự án vắc xin này cũng được hưởng lợi từ kết quả đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của coronavirus chủng mới mà viện đang triển khai. Đây là một dự án cấp bách triển khai ngay từ khi dịch mới bùng phát.
Nhờ có các thông tin giãi mã đặc điểm dịch tễ này mà Việt Nam vẫn làm chủ tình hình.
Cụ thể, nhờ những thông tin giải mã trên mà nhóm phát triện vắc-xin có thể chọn được vùng gen đặc trưng để đặt lên giá thể vắc xin, đó là vùng gen S (vùng gen gai) của virus.
Việt Nam chủ động hơn trong vấn đề vắc-xin
Theo Ths Mạc Văn Trọng, khi cả thế giới phải đối mặt với dịch Covid-19, vắc-xin cho chủng virus lần này là hoàn toàn mới với bất cứ nhà sản xuất nào. Việt Nam may mắn là có test của viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phân lập được chủng, điều đó giúp quá trình nghiên cứu vắc xin nhanh hơn. Nếu chờ đợi gửi lại các phòng thí nghiệm chuẩn trên thế giới sẽ rất lâu.
Trước băn khoăn liệu vắc xin Covid-19 có thể chỉ là sản phẩm của phòng thí nghiệm, ông Đạt cho rằng đối với virus corona gây nên đại dịch SARS và Mers-Cov đều không được thương mại hoá mà chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu.
Còn với dịch Covid-19 mọi người đều mong chờ đây là vắc xin Corona đầu tiên được thương mại hoá. Trước thông tin nhiều nước đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin đến giai đoạn 3, nhóm nghiên cứu cũng không sốt ruột.
Ông Đạt khẳng định Việt Nam không chạy đua nhưng sẽ cố gắng đón đầu để kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới SARS-CoV-2.
Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - GS Đặng Đức Anh cho biết, nhiều nước khác trên thế giới cũng đang thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên người. trong khi đó, hiện vắc xin Việt Nam mới chỉ đang bước đầu thử nghiệm trên động vật. Do đó, có thể nói Việt Nam hiện đang hơi chậm một chút so với các nước.
“Tuy nhiên, chậm có lý do, cụ thể là các nhà phát triển vắc-xin khác có thể thử nghiệm song song trên động vật và trên người, Việt Nam đi chậm để có thể chứng kiến các nhà phát triển khác thử nghiệm nhằm đảm bảo chắc chắn hơn, do đây là một vụ dịch mới, virus mới, vắcxin mới”, ThS Trọng phân tích.
Theo ông Đỗ Tuấn Đạt, ở giai đoạn kế tiếp, vắc xin sẽ được phát triển thành vắc xin hoàn chỉnh, ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng trên người. các nhà khoa học sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu liều.
Tuy nhiên, kết quả trên không phải là chuyện dễ dàng có thể đạt được. Thông thường, theo cách làm cũ, phải mất đến 5-10 năm mới có thể cho ra đời một vắcxin mới.
Theo ước tính, vắc xin một số nước khác có thể ra đời sau nửa năm nữa. Vắc-xin Việt Nam có thể lâu hơn chút ít. Mặc dù vậy, ông Đỗ Tuấn Đạt cho rằng, dự án này mấu chốt không chỉ nhằm sản xuất ra loại vắc xin cả thế giới mong đợi, mà còn nhằm giúp Việt Nam chủ động hơn trong vấn đề vắc-xin, nhất là vắc- xin đại dịch.
Trong tương lai, nếu lại có một chủng coronavirus gây dại dịch ở người, nhờ công nghệ có sẵn, Việt Nam chỉ cần lắp ráp phần gen của virus mới vào là sẽ cho ra đời vắc-xin mới rất nhanh, sẵn sàng và chủ động có vắc-xin phòng bệnh.
Nhiều người bày tỏ tin tưởng rằng, Việt Nam đã xuất khẩu test thử coronavirus chất lượng cao, thì trong cuộc đua vắc-xin chống Covid-19, các nhà khoa học và giới nghiên cứu Việt Nam cũng có thể lĩnh hội và sáng tạo, tự chủ được công nghệ cũng như tạo ra được nền tảng cho các vắc-xin khác Made in Vietnam phòng bệnh do chủng virus corona gây ra.