Các biện pháp trừng phạt của Mỹ: Chính sách phản tác dụng và vô ích
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của châu Âu, ông Josep Borrell lên án chính sách trừng phạt được sử dụng bởi chính phủ Mỹ, Le Figaro viết. Ông gọi chính sách đó là phản tác dụng.
“Tôi rất quan ngại rằng Mỹ đang ngày càng phải dùng đến các biện pháp trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt đối với các doanh nghiệp và lợi ích của châu Âu”, - ông Josep Borrell nói.
Ông Borrell lưu ý rằng xu hướng này liên quan đến Iran, Cuba, Tòa án Hình sự Quốc tế và gần đây là Dòng chảy phương Bắc-2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả bài báo nhớ lại, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đe dọa sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn việc vận hành đường ống giữa Nga và Đức. Berlin đã lên án động thái này.
Ngược lại, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Dự án này được khai trương hồi tháng 1 bởi Putin và Erdogan.
Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế
“Về nguyên tắc, Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng các biện pháp trừng phạt của các nước thứ ba đối với các doanh nghiệp châu Âu đang thực hiện các hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, EU coi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là trái với luật pháp quốc tế”, - Le Figaro dẫn lời nhà ngoại giao.
Ông cũng nhấn mạnh rằng chính sách của châu Âu nên được xác định ở châu Âu, chứ không phải ở các quốc gia khác. Có những khác biệt về chính sách, nhưng EU luôn sẵn sàng đối thoại. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra dưới sự đe dọa trừng phạt, Le Figaro dẫn lời nhà ngoại giao.