Nghiên cứu mới về khí hậu
Cùng với các đồng nghiệp của mình, Ikeda là tác giả của một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu, và sự phát triển của khủng long vào mười triệu năm trước. Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng lý thuyết của kỹ sư người Serbia Milutin Milankovic, liên kết sự thay đổi lượng ánh sáng mặt trời và bức xạ trên Trái đất với sự thay đổi góc nghiêng trục Trái đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó.
Phụ thuộc nhiều vào con người
"Dựa trên lý thuyết của Milankovitch, kỷ băng hà mới sẽ đến sau 100 nghìn năm nữa, nhưng điều này phụ thuộc vào yếu tố phát thải carbon dioxide của con người", Masayuki Ikeda nói.
Một nghiên cứu mới cho biết nồng độ CO2 giảm và làm mát khí hậu Trái đất, cùng với gió mùa mạnh dẫn đến sự gia tăng kích thước của khủng long. Ngoài ra, do nguồn thực phẩm và nước nhiều lên, khoảng 212 triệu năm trước, khu vực phát triển của chúng trên hành tinh tăng lên.
Trái đất ở cực điểm của chu kỳ
Theo giáo sư, bây giờ Trái đất đang ở đỉnh cao của một chu kỳ kéo dài mười triệu năm với khí hậu gió mùa cực kỳ dễ chịu và nồng độ carbon dioxide trong khí quyển thấp. Thời gian này có thể thuận lợi cho các sinh vật quen với sự mát mẻ và độ ẩm cao.