Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông

© Ảnh : Thế Duyệt – TTXVNMưa lớn gây ngập tại tổ 19, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình
Mưa lớn gây ngập tại tổ 19, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến tình hình mưa bão, theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương của Việt Nam, bão số 2 (Sinlaku) đã khiến hai người chết, nhiều địa phương chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão và hoàn lưu sau bão.

Do ảnh hưởng của bão số 2, trong những ngày qua, tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam đã có mưa to, dông lốc gây sạt lở một số tuyến đường giao thông, gây thiệt hại lớn về người và của.

Hai người chết, nhiều nhà sập, tốc mái và hoa màu bị ngập do bão số 2

Báo cáo sáng 3/8 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo báo cáo nhanh của các tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, bão số 2, mưa lớn do hoàn lưu sau bão đã gây ra một số thiệt hại về người và tài sản.

Theo đó, tại tỉnh Quảng Ninh, bão số 2 (Sinlaku) đã khiến ông Đỗ Văn Mạnh (sinh năm 1979) tử vong do gặp nạn. Cụ thể, nạn nhân bị kè đổ vào lán trại tại công trường ở phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. Tỉnh cũng có một nhà bị sập mái do mưa bão. Một nạn nhân thiệt mạng khác hiện chưa rõ danh tính tại tỉnh Hòa Bình đi qua ngầm tràn bị lũ cuốn trôi.

© Ảnh : TTXVNMưa lớn gây ngập lụt ở khu 1, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long
Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mưa lớn gây ngập lụt ở khu 1, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long

Bão số 2 trong ngày 2/8/2020 cũng khiến một người ở Lâm Đồng bị thương. Ngoài ra, có 10 cây xanh bị ngã đổ và sạt lở một bờ taluy đất.

Tại Hà Tĩnh, do mưa bão 2.421 hécta lúa và 21 hécta hoa màu bị ngập úng. Đến sáng 3/8 nước đã rút hết dù vẫn có thiệt hại nhưng không ảnh hưởng đến thu hoạch.

Tại cực nam của Tổ quốc – tỉnh Cà Mau, mưa lớn kèm giông lốc trong ngày 2/8 đã khiến ba ngôi nhà bị sập và 13 ngôi nhà bị tốc mái.

Trong khi đó, ở Đắk Lắk mưa lớn từ ngày 31/7 đến 1/8 đã làm trên 930 nhà bị ngập, trên 180 hécta lúa, hơn 4.200 hécta cây trồng bị thiệt hại, trên 17.000 gia cầm và 60 con súc bị cuốn trôi, 28 hécta ao cá bị thiệt hại.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng cho hay, tại An Giang, mưa giông khiến 2 căn nhà sập hoàn toàn, tốc mái, xiêu vẹo 17 căn.

Bên cạnh đó, mưa giông còn làm tốc mái quán cà phê và đổ ngã nhiều cây xanh trên địa bàn thành phố Châu Đốc. Hơn 7.100 hécta lúa bị hư hại.

Tại Cần Thơ, mưa lớn kèm theo gió mạnh đổ bộ vào thành phố khoảng 10h00 ngày 2/8, khiến 17 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đó có 4 căn nhà ở tốc mái, 10 phòng trọ, 1 nhà kho xiêu vẹo, 2 căn nhà bị sập. Một số cây xanh trên các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Ba Tháng Hai, Nguyễn Văn Cừ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị bật gốc đổ ngã, gãy cành, ảnh hưởng giao thông.

Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề ở Kiên Giang và Phú Quốc

Đáng chú ý nhất là tại Kiên Giang, theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ ngày 1/8 đến nay, hầu hết các địa phương ở Kiên Giang xảy ra mưa giông, gió mạnh làm sập 104 căn nhà, tốc mái 293 căn.

“Mưa to còn khiến 32 căn nhà ở huyện Phú Quốc bị ngập nước (từ 30-40cm). Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 5,38 tỷ đồng”, báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang khẳng định.

Chiếc ô tô mắc kẹt giữa lũ lụt sông tràn  bờ ở Trùng Khánh, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hơn 20 nghìn người đã phải sơ tán do mưa lớn ở Trung Quốc
Đồng thời, cũng tại huyện đảo Phú Quốc có 6 ghe nhỏ bị chìm, 3 cây lớn bị đổ ngã, nhiều vật dụng ở nơi công cộng bị hư hỏng nặng.

Trước tình hình trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự ở các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các giải pháp ứng phó kịp thời như vận hành mở các cống từ Rạch Giá đến Kiên Lương để tiêu thoát nước, chống ngập úng tại những khu vực trũng thấp.

Đồng thời, các địa phương cử lực lượng quân sự, công an và lực lượng tại chỗ của xã xuống hiện trường giúp dân khắc phục thiệt hại, trước mắt tạm ứng ngân sách hỗ trợ cho các hộ dân khắc phục hậu quả do thiên tai, ổn định chỗ ở UBND huyện Phú Quốc đã sơ tán 2 hộ dân tại xã Cửa Cạn đến nơi an toàn.

Các địa phương tăng cường khắc phục hậu quả của bão số 2 như thế nào?

Thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, tính đến 9 giờ ngày 3/8, toàn tỉnh có 194 căn nhà bị sập và tốc mái do mưa to và dông lốc cục bộ. Ước tính tổng mức thiệt hại lên tới trên 2,4 tỷ đồng. Trong số đó, huyện Phụng Hiệp là địa phương có số nhà sập, tốc mái nhiều nhất với 12 căn nhà sập, 55 căn tốc mái.

Trao đổi về tình hình hiện tại, ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, địa phương đang chỉ đạo các bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát thiệt hại do bão số 2 gây ra.  UBND cấp xã nơi có nhà sập và tốc mái điều động lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng người dân tham gia khắc phục, dọn dẹp, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

© Ảnh : Hồng Thái - TTXVNLực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả giông lốc tại khu vực 3, phường 3, thành phố Vị Thanh
Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả giông lốc tại khu vực 3, phường 3, thành phố Vị Thanh

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương yêu cầu các bộ phận chuyên môn tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; kiểm tra, rà soát tổng hợp thiệt hại để báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Được biết, từ ngày 1 đến sáng 3/8, dưới ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 kết hợp gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực trên toàn tỉnh Hậu Giang xảy ra mưa rào và dông, có nơi mưa vừa, mưa to kèm dông, lốc, sấm sét.

Bão Mặt trời - Sputnik Việt Nam
Có thể dự báo bão từ sớm hơn gấp hai lần
Nhằm hạn chế thiệt hại do mưa to, dông, lốc gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khuyến cáo người dân cảnh giác, chằng chống nhà cửa; kiểm tra các cây cao dễ đổ ngã, đường dây điện để có phương án đảm bảo an toàn trong suốt mùa mưa, bão. Đặc biệt cần tránh xa vật có kim loại; không trú ẩn dưới tán cây lớn để đảm bảo an toàn khi xuất hiện sét.

Cũng trong ngày 3/8, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, ở hai huyện Đầm Dơi và Trần Văn Thời có gần 20 căn nhà dân bị thiệt hại (sập, tốc mái) do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 2 kết hợp gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trong ngày 2/8. Thiệt hại ban đầu do thiên tai trên địa bàn ước tính là hơn 220 triệu đồng.

Hiện cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục rà soát thống kê về thiệt hại của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2; bên cạnh đó, huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Trong mùa mưa bão năm nay, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động biện pháp ứng phó với thiên tai theo phương châm ‘‘bốn tại chỗ’’, trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp ứng phó, phòng, chống thiên tai do cơ quan chức năng hướng dẫn, khuyến cáo.

Sáng 3/8, ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, nhiều tuyến đường vẫn đang trong tình trạng ách tắc do sạt lở đất đá hoặc ngập nước.

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã cùng các ban, ngành liên quan trực tiếp đi kiểm tra sạt lở tuyến đường huyết mạch Tà Nghệ An Cạ - Mường Típ; đồng thời chỉ đạo xã Tà Cạ huy động lực lượng, phương tiện kịp thời khắc phục sạt lở, sớm thông xe đi lại trên tuyến đường này.

Nhiều khu vực thuộc huyện Quế Phong, Tương Dương… bị ngập nước, có nơi ngập sâu 0,3m. Ở một số nơi, các bản làng bị chia cắt do đường giao thông đang bị ách tắc, ngập nước, sạt lở, hư hỏng. Sáng 3/8, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng đã đi kiểm tra, chỉ đạo các giải pháp để khắc phục.

Девушка в медицинской маске на Таймс-сквер в Манхэттене - Sputnik Việt Nam
Coronavirus tỏ ra có sức tàn phá nặng hơn các cơn bão
Ngoài ra, theo đại diện tỉnh Nghệ An, việc khắc phục hậu quả ảnh hưởng của bão số 2 tại Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn do địa bàn miền núi rộng, phức tạp về địa hình và lực lượng, phương tiện tại địa phương thiếu.

Bên cạnh đó, trên thực tế, dù mưa đã ngớt nhưng một số hồ thủy điện tiến hành xả lũ cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nên mực nước tại nhiều địa phương chưa giảm. Một số khu vực, vị trí không thể đưa máy móc cùng lực lượng vào để khắc phục.

Trước tình hình này, giải pháp đang được các địa phương miền núi trong tỉnh thực hiện là: cắm biển báo, cử người trực gác; cấm người, phương tiện qua lại tại những tuyến đường ngập nước, tập trung san gạt đất đá tại những vị trí nước đã rút để thông đường, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

Thanh Hóa: Hàng trăm hộ dân miền núi bị cô lập, nguy cơ thiếu lương thực

Trong khi đó tại tỉnh Thanh Hóa, sau bão số 2, nước tại khu vực các sông Lò, sông Luồng dâng cao, cuốn trôi cầu tạm ở bản Lầm, xã Trung Tiến và đập tạm ở bản Bo Hiềng, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa khiến hàng trăm hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu bị cô lập.

Theo lãnh đạo xã trung Tiến, hiện người dân bản Lầm còn đủ lương thực đủ dùng trong tuần tới. Tuy nhiên, nếu mưa lũ kéo dài mà vẫn chưa sửa chữa được cầu tạm thì UBND Trung Tiến sẽ phải dùng thuyền lớn vượt sống chở lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu đến hỗ trợ người dân.

© Ảnh : TTXVN phátNước sông dâng cao cuốn trôi đập tràn khiến giao thông bị chia cắt
Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nước sông dâng cao cuốn trôi đập tràn khiến giao thông bị chia cắt

Trong sáng ngày 3/8, lực lượng chức năng của UBND huyện Quan Sơn và chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, lên phương án cứu trợ lương thực, thực phẩm, các đồ dùng thiết yếu cho người dân hai xã Trung Tiến và Na Mèo khi người dân có nhu cầu.

Đồng thời, một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là sửa chữa lại cầu, đập tạm ngay sau khi nước lũ tại các sông Lò, sông Luồng rút xuống, đảm bảo giao thông đi lại an toàn cho người dân.

Việt Nam sẽ còn phải đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông

Thông tin về bão số 2 (hay bão Sinlaku), Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau khi đi vào các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, đầu giờ chiều 2/8.

Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng thủy văn, hoàn lưu sau bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ sẽ gây mưa cho khu vực này từ nay đến ngày 5/8. Tổng lượng mưa phổ biến 100-250 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt.

Từ đầu năm đến nay, Sinlaku là cơn bão thứ hai ở Biển Đông, tấn công vào các địa phương của Việt Nam. Dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam, năm nay biển Đông có thể xuất hiện 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, một nửa số đó ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

Đáng chú ý, các cơn bão mạnh tập trung ở Trung và Nam Bộ trong những tháng cuối năm 2020, do đó, các địa phương phải tăng cường các biện pháp phòng tránh mưa bão và nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng di dời người dân đến nơi an toàn khi cần thiết, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала