Theo chuyên gia, đối với nhiều người cuộc sống hạnh phúc gắn liền với sự sung túc về vật chất, nhưng chính việc theo đuổi nó lại không khiến cho con người ta hạnh phúc. Điều này là do hormone dopamine, loại hormone này nhanh chóng ngừng sản sinh ngay khi kích thích đã trở thành thói quen.
“Nếu hôm nay bạn cảm thấy hài lòng với công việc của bạn, căn hộ của bạn và đồ ăn bạn mua, thì những người “thừa dopamine” lại luôn muốn nhiều hơn và tốt hơn. Sau một thời gian, những người như vậy lại muốn chuyển sang một mức độ thỏa mãn khác trong cuộc sống”, - Suleimanova nói.
Cô lưu ý rằng nhận thức của con người về hạnh phúc thường thay đổi khi có kinh nghiệm sống. Ví dụ, những người trẻ tuổi không đánh giá cuộc sống dưới góc độ thời gian, và việc thiếu an toàn tài chính không khiến họ sợ hãi. Vì vậy, họ có thể tiêu xài phung phí với hy vọng rằng một số tiền lớn có thể tình cờ xuất hiện.
“Người có kinh nghiệm, người sau độ tuổi 35 năm đã có phần hiểu biết theo thời gian. Trạng thái hạnh phúc của họ liên quan nhiều đến sự an toàn hơn là các "điều ước" khác nhau. Họ có thể thích thu nhập thường xuyên và ổn định hơn là những sự phiêu lưu hay hy vọng nào đó”, - chuyên gia tâm lý học phân tích.