Việt Nam điều tra vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc mua hộ chiếu Cộng hòa Síp?

© REUTERS / StringerHộ chiếu Cộng hòa Síp
Hộ chiếu Cộng hòa Síp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước thông tin có doanh nhân Việt Nam mà cụ thể là Đại biểu Quốc hội Việt Nam Phạm Phú Quốc mua quốc tịch và sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp (Cyprus). Ban Công tác Đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam lên tiếng khẳng định đang xác minh, kiểm chứng vụ việc.

Trước đó, thông tin mà hãng thông tấn Nhà nước Qatar Al Jazeera đăng tải, Cộng hòa Síp đã bán quốc tịch và cho phép nhiều chính trị gia mua hộ chiếu châu Âu. Doanh nhân người Việt nằm trong tài liệu bị rò rỉ được cho là ĐBQH Việt Nam Phạm Phú Quốc, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Al Jazeera: Có doanh nhân Việt Nam mua quốc tịch và hộ chiếu Cộng hòa Sip

Loạt tài liệu bị rò rỉ vừa qua tiết lộ thông tin chấn động về kế hoạch mua/bán quốc tịch Cộng hòa Síp để sở hữu hộ chiếu châu Âu, cho phép các nhân vật chính trị, doanh nhân nước ngoài 'dễ tham nhũng' có được quyền công dân EU, nắm giữ hộ chiếu vàng hợp pháp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. - Sputnik Việt Nam
Thiến sinh học: ĐBQH Việt Nam đề nghị xử thật nặng kẻ xâm hại tình dục trẻ em

Cụ thể, ngày 23/8, Al Jazeera (hãng tin Nhà nước của Qatar) cho biết đã thu thập một lượng lớn tài liệu mật gọi là “The Cyprus Paper” của chính phủ Cộng hòa Síp (Cyprus). Những hồ sơ này tiết lộ hàng chục nhân vật đã bị kết án rửa tiền hoặc tham nhũng từ hơn 70 quốc gia vẫn mua được “hộ chiếu vàng” từ Cộng hòa Síp.

Đáng chú ý, trong danh sách người mua quốc tịch và sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp có cả “doanh nhân người Việt nổi tiếng”.

Theo Al Jazeera, trong hồ sơ bị rò rỉ gồm hơn 1.400 đơn xin hộ chiếu đã được chính phủ đảo quốc phê duyệt từ năm 2017 đến năm 2019. Điều này làm dấy lên nhiều nghi vấn về Chương trình Đầu tư Cyprus.

Để sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp, người nộp đơn cần có khoản đầu tư tối thiểu là 2,15 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu USD). Theo hãng tin Qatar, trong số những người mua hộ chiếu, có chính trị gia của một số quốc gia, thành viên hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước và anh trai của cựu Thủ tướng Lebanon.

Những quan chức này, chính là những cá nhân giữ chức vụ chính trị quan trọng (PEP), vốn thuộc nhóm có nguy cơ tham nhũng cao vì chính bản thân họ hoặc các thành viên trong gia đình nắm giữ một số vị trí quan trọng trong chính phủ.

Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng vụ 9 người trong Đoàn ĐBQH bỏ trốn ở lại Hàn Quốc

Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, hộ chiếu Cộng Hòa Síp trở thành vật sở hữu đáng thèm muốn của nhiều người ở nhiều quốc gia, vì cho phép đi lại, làm việc và giao dịch ngân hàng trên khắp EU. Những người giữ hộ chiếu Sip cũng có thể đi lại tự do tới 174 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Tài liệu này được công bố một ngày sau khi Đơn vị Điều tra của Al Jazeera tiết lộ rằng Cộng hòa Síp đã bán hộ chiếu cho cả những tên tội phạm bị kết án và những kẻ đào tẩu bị cơ quan chức năng hay Interpol truy nã.

Đáng chú ý, các hồ sơ xin “đầu tư” vào Síp đến từ Nga nhiều nhất, kế đến là Trung Quốc, Urkaina và một số nước Trung Đông, Đông Nam Á khác.

Vì sao phải bí mật sở hữu hai quốc tịch?

Ngay sau khi tin tức Al Jazeera được tiết lộ hôm Chủ nhật, Bộ Nội vụ Cộng hòa Síp đã ra tuyên bố cho biết đang xem xét thông tin này, đồng thời khẳng định thêm rằng họ đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với chương trình đầu tư trong những năm gần đây.

Hồ Văn Năm - Sputnik Việt Nam
Nối gót bà Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm cũng bị cho thôi làm ĐBQH

Theo tờ báo Qatar, một trong những người mua hộ chiếu là Mir Rahman Rahmani, người phát ngôn Hạ viện Afghanistan. Rahmani được phát hiện không chỉ mua quốc tịch Síp cho bản thân, vợ và ba con gái mà còn cung cấp hộ chiếu gia đình Liên bang Saint Christopher và Nevis cho một số người cần đến vùng biển Caribbean để được cấp quyền công dân.

Được biết, Rahmani là một cựu tướng lĩnh, người đã trở thành một doanh nhân rất thành công trong lĩnh vực vận tải và buôn bán nhiên liệu giữa chính phủ Afghanistan với quân đội Mỹ.

Hai quan chức khác được tờ báo Qatar tiết lộ từ “The Cyprus Paper” mua “hộ chiếu vàng” là ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam và doanh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với ông Igor Reva, mang quốc tịch Nga, cựu thứ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga.

“Các cá nhân nắm giữ nhiều chức vụ chính trị quan trọng (PEP) như Rahmani, Phạm Phú Quốc và Reva thường “nắm chùm chìa khóa”, là chủ nhân của những khoản tiền đóng thuế khổng lồ”, Laure Brillaud, quan chức cấp cao về chính sách Tổ chức minh bạch quốc tế (tổ chức phòng chống tham nhũng Transparency International) nói với Al Jazeera.

Hiện tại, các tài liệu không chứng minh được hành vi sai trái của bất kỳ cá nhân PEP nào và cũng không nêu ra rủi ro mà những nhân vật chính trị, doanh nhân PEP có liên quan đến tham nhũng.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra vô cùng nghiêm túc rằng, tại sao một người đã được giao phó trọng trách cao, lãnh đạo nhiều vị trí công quyền ở đất nước mình lại muốn mua quốc tịch thứ hai cho bản thân hoặc gia đình mình?

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta còn đặt ra câu hỏi làm thế nào mà các quan chức này có được số tiền để đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la vào nền kinh tế của Síp, đây là yêu cầu tối thiểu để có được hộ chiếu vàng.

Quan chức công lấy tiền đâu để sở hữu hộ chiếu vàng Cộng hòa Sip?

Theo tờ báo Al Jazeera, kể từ khi bắt đầu vào năm 2013, chương trình Đầu tư Cyprus đã liên tục hứng chịu chỉ trích và nị EU kêu gọi dừng lại.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa  - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Báo cáo của Chính phủ nên đề cập vụ Bãi Tư Chính

Liên minh châu Âu cho rằng, chương trình của Cộng hòa Síp không chỉ tạo điều kiện cho việc rửa tài sản do tham ô và trốn thuế của các cá nhân nước ngoài, mà còn làm xói mòn lòng tin vào các tổ chức tài chính ở EU, khiến hình ảnh của cả khối bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, đối với đảo Síp, số tiền 8 tỷ USD kiếm được từ chương trình có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh kinh tế gặp vô vàn khó khăn.

Như đã nói, để xin hộ chiếu Síp, người nộp đơn phải đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (2,5 triệu USD) vào nền kinh tế Síp, thường bằng cách mua bất động sản và tự chứng minh không có tiền án tiền sự.

Mặc dù Cộng hòa Síp tuyên bố sẽ kiểm tra lý lịch của người nộp đơn một cách kỹ lưỡng, các tài liệu mà Al Jazeera thu được khẳng định điều ngược lại.

Theo bà Laure Brillaud thuộc Tổ chức minh bạch quốc tế, các phát hiện của Al Jazeera là đáng lo ngại nhưng không ngạc nhiên.

“Loạt chương trình như của Cộng hòa Síp thường có những rủi ro cố hữu về rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế. Chúng được thiết kế để thu hút những người đang tìm cách đến EU nhanh nhất có thể”,  bà Brillaud khẳng định.

Dưới áp lực và chỉ trích từ EU, Cộng hòa Síp đã điều chỉnh chương trình vào năm 2019. Tháng 7/2020, nước này tiếp tục thông qua luật mới cho phép tước quyền công dân “đã bán” cho bất kỳ ai nếu người đó có hành vi gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Síp.

Chính quyền nước này cam kết sẽ loại bỏ hồ sơ những người đang bị điều tra, truy nã, bị kết án hoặc đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế. Việc công bố tên những người “đã mua” tiếp tục bị phản đối, nhưng Síp cho biết sẽ có khoảng 30 người bị tước “"hộ chiếu vàng”.

Việt Nam xác minh vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc sở hữu hộ chiếu Síp

Liên quan đến tài liệu rò rỉ vừa được Al Jazeera công bố, trong đó nêu đích danh ĐBQH Phạm Phú Quốc có sở hữu hộ chiếu và quốc tịch đảo Sip, trả lời báo chí Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết bản thân ông đã “giật mình” khi nghe thông tin một đại biểu Quốc hội Việt Nam mua hộ chiếu Cyprus (Cộng hòa Síp).

Người mẫu Việt Nam Ngọc Trinh trên thảm đỏ tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 72 - Sputnik Việt Nam
Cử tri than phiền "ĐBQH mất thời gian bàn chuyện Ngọc Trinh"

Ông Phúc khẳng định chưa từng nhận được báo cáo về việc này.

Tổng thư ký Quốc hội cũng lưu ý hiện có rất nhiều thông tin “méo mó”, không chuẩn xác nên cần tiếp nhận, xác minh thận trọng.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, thẩm quyền quản lý đại biểu thuộc Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong khi đó, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết sẽ giao đơn vị chức năng kiểm tra ngay.

Trước ông Phạm Phú Quốc, tại Việt Nam, đầu nhiệm kỳ này, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, một nữ doanh nhân khi vừa trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV bị phát hiện có thêm quốc tịch Malta, nhưng không khai báo.

Sau khi xác minh, việc mang 2 quốc tịch sai quy định pháp luật, bà Hường đã bị bác tư cách đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc là ai?

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968 tại Quảng Trị, hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Quốc đã có quãng thời gian học tập kéo dài 5 năm tại Đại học Thủy sản Nha Trang, Khánh Hòa. Được biết, ông Phạm Phú Quốc có bằng kĩ sư hàng hải và bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.  - Sputnik Việt Nam
Hôm nay (13/6), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình ý kiến của ĐBQH

Trước khi về Tổng công ty Bến Thành (Bến Thành Group), ông Phạm Phú Quốc đã có 3 năm làm việc bên ngành du lịch từ năm 1994 - 1997. Ông từng là trưởng Phòng Tiếp thị điều hành du lịch tại Công ty Phát triển Đầu tư và trưởng Phòng Điều hành tour Công ty Thương mại dịch vụ Du lịch Tân Định Fiditourist thuộc Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ Quận 1.

Theo VNF, từ năm 1998, ông làm trưởng Phòng Điều hành tour Công ty Thương mại dịch vụ Di lịch Tân Định Fiditourist thuộc Tổng công ty Bến Thành. Sau 2 năm, ông được thăng lên vị trí thư ký hội đồng quản trị kiêm thư ký tổng giám đốc Tổng công ty Bến Thành. Năm 2001, ông làm phó trưởng Phòng Kế hoạch đầu tư của tổng công ty. 3 năm sau thuyên chuyển làm tổng giám đốc đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần Dịch vụ Bến Thành.

Năm 2008, ông quay lại tổng công ty, đảm nhiệm chức trưởng Phòng Quản lý sự án rồi lên chức phó tổng giám đốc 1 năm sau đó. Tháng 2/2014, sau 5 năm ngồi ghế phó tổng giám đốc, ông chính thức trở thành chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV. Qua hơn 15 năm gắn bó với Bến Thành, cả ở cương vị lãnh đạo các đơn vị thành viên cũng các phòng chuyên trách, ông Quốc đã có những đóng góp quan trọng làm nên sự thành công của tổng công ty.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Bến Thành năm 2014 cho thấy doanh thu toàn hệ thống đạt hơn 13.000 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch. Các đơn vị thành viên tiếp tục có sức tăng trưởng mạnh và giữ vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn.

Sự thành công của ông Quốc ở Tổng công ty Bến Thành là một lá phiếu tín nhiệm cao để đến tháng 9/2015, UBND TP. HCM quyết định bổ nhiệm ông giữ nhiệm vụ thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP. HCM (HFIC) với thời hạn 5 năm.

Vàng thoi - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Trần Quang Chiểu: Cần sớm có giải pháp huy động ngoại tệ, vàng trong dân

Môt năm sau đó, ông Phạm Phú Quốc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở đơn vị bầu cử số 4 TP. HCM, gồm quận 5, quận 10 và quận 11 với tỷ lệ 53,94%, khi ông đang là tổng giám đốc HFIC.

Tới ngày 18/1/2018, ông Quốc tiếp tục được điều chuyển công tác, giữ chức phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM (HIDS).

Cuối năm 2019, ông lại được điều động, bổ nhiệm giữ chức thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Quyết định được UBND TP. HCM ban hành sau hơn nửa năm ông Tề Trí Dũng, cựu tổng giám đốc Công ty IPC, bị khởi tổ, bắt tạm giam về tội Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала