Kết quả này được các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp Moskva mang tên M.V. Lomonosov hợp tác với Đại học Liên bang Baltic mang tên Kant và các bác sĩ lâm sàng Trung tâm Bệnh lý Ngôn ngữ và Phục hồi chức năng Thần kinh thực hiện trong một nghiên cứu chung về công nghệ Neurochat, phát triển với sự hợp tác của công ty Neurotrend. Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học "Journal of Higher Nerological Activity".
Máy tính não
Công nghệ mới nhất của giao diện não - máy tính dựa trên việc giải mã ý muốn của một người từ hoạt động điện của não, được ghi lại từ bề mặt da đầu bằng một thiết bị không dây cầm tay tiện lợi theo thiết kế đặc biệt.
Các chuyên gia lưu ý, không giống như hầu hết các nghiên cứu và phát triển hiện đại trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh, bệnh nhân sau đột quỵ lần đầu tiên được tham gia vào công nghệ mới Neurochat.
"Các bệnh nhân được cung cấp thiết bị Neurochat, và hiện có khoảng 500 người, không cần đến giọng nói và cử động, có thể gõ văn bản, ghi nhật ký, nhận - gửi thư, kích hoạt cuộc gọi đến các số mong muốn và điều khiển các thiết bị gia đình", - người đứng đầu công trình, giáo sư Đại học Tổng hợp Moskva mang tên M.V. Lomonosov, tiến sĩ sinh học, trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thần kinh và Giao diện Máy tính Thần kinh Alexander Kaplan cho biết.
Theo ông, với sự trợ giúp của công nghệ mới, bệnh nhân,chỉ bằng nỗ lực tinh thần, có thể học cách kích hoạt các biểu tượng trên màn hình máy tính, được thiết kế đặc biệt để gõ văn bản, chạy lệnh cho các thiết bị gia dụng.
Không chỉ giúp đỡ mà còn phục hồi
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy trong quá trình làm việc nhiều ngày với Neurochat, 18 trong số 19 bệnh nhân không chỉ thành thạo việc đánh máy, tập trung chú ý vào các ký tự trên màn hình, mà còn cải thiện dần độ chính xác và tốc độ gõ lệnh, đồng thời cũng tăng số lượng chữ cái được nhập trong phiên làm việc, các nhà khoa học cho biết.
Giáo sư Kaplan cho biết: “Trong chương trình nghiên cứu có việc tạo ra công nghệ giao diện thần kinh dựa trên phức hợp Neurochat, không phải là thay thế, mà là phục hồi giọng nói tự nhiên dựa trên sự kích hoạt các cơ chế mềm dẻo của não».
Trong tương lai, các tác giả nghiên cứu kinh nghiệm tương tác của bệnh nhân qua các giao tiếp thần kinh và xác định các cách tiếp cận hứa hẹn nhất để phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ.