"Phương diện chính trị can thiệp": Nhà khoa học chính trị về lập trường ở Đức đối với "Dòng chảy Phương Bắc-2"

© Ảnh : Nord Stream 2 / Axel SchmidtDòng chảy phương Bắc- 2
Dòng chảy phương Bắc- 2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bundestag gọi việc có thể ngừng xây dựng "Dòng chảy Phương Bắc-2" là một sai lầm. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Dmitry Zhuravlev nói rằng điều đó ngăn cản các chính trị gia Đức tuân thủ lập trường ổn định về việc hoàn thành một dự án có lợi cho nước Đức.

Sai lầm lớn

Người đứng đầu Ủy ban Hạ viện về kinh tế và năng lượng Klaus Ernst nói rằng việc dừng "Dòng chảy Phương Bắc-2" do tình huống với Alexei Navalny sẽ kéo theo việc chấm dứt hợp tác năng lượng giữa Đức và Nga, đây sẽ là một sai lầm lớn.

Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp Đức đánh giá hậu quả của việc từ bỏ Dòng chảy phương Bắc-2

Ông cũng lưu ý rằng việc từ bỏ xây dựng đường ống dẫn khí đốt sẽ gây tổn hại đến uy tín của chính phủ Đức, và đơn vị điều hành dự án có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

"Tôi coi điều này là sai lầm, có hại và không đáp ứng lợi ích của cả Đức và châu Âu", - Nghị sĩ phát biểu trong  cuộc phỏng vấn với tờ Die Welt.

Trong khi đó, Ernst, người đại diện cho Đảng Cánh tả tại Hạ viện, kêu gọi Moskva chia sẻ kết quả điều tra vụ Navalny với Đức và châu Âu, đồng thời nói thêm rằng chính phủ Đức cũng cần trao đổi thông tin một cách "minh bạch".

Trước đó, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng các vấn đề của "Dòng chảy Phương Bắc-2" và sự cố với Navalny nên được xem xét riêng biệt. Đồng thời, một số chính trị gia Đức lên tiếng kêu gọi đình chỉ hoặc thậm chí đóng "Dòng chảy Phương Bắc-2".

Áp lực của Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Dmitry Zhuravlev, Tổng Giám đốc Viện các vấn đề khu vực, Tiến sĩ khoa học chính trị nói rằng điều đó ngăn cản các chính trị gia Đức tuân thủ lập trường ổn định về việc hoàn thành một dự án có lợi cho Đức.

Dòng chảy phương Bắc -2  - Sputnik Việt Nam
Đức nói về những hậu quả khó lường từ lệnh trừng phạt “Dòng chảy phương Bắc - 2”
“Người Đức, tất nhiên, bị cản trở bởi phương diện chính trị: đồng minh chính của họ là người Mỹ. Mặc dù chính phủ Đức hiện tại đang có quan hệ khó khăn với Hoa Kỳ, người Mỹ, những người thực sự không muốn "Dòng chảy Phương Bắc-2" được hoàn thành, vẫn là đồng minh chiến lược của họ. Họ muốn Đức nhận khí đốt của họ vì điều đó có lợi cho Hoa Kỳ. Ngoài ra, họ còn có lợi về mặt chính trị vì nó làm suy yếu nước Nga. Vì vậy, người Đức, một mặt, luôn nói về lợi ích kinh tế của dự án, mặt khác, họ bắt đầu nói về các biện pháp trừng phạt và sự chậm lại trong xây dựng", - Dmitry Zhuravlev nói.

Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị chắc chắn rằng nhận thức đúng đắn sẽ thắng ở Đức.

"Tôi nghĩ rằng, cuối cùng, về vấn đề này, lẽ  phải sẽ chiếm ưu thế đơn giản vì Đức về cơ bản không thể tồn tại nhờ khí đốt hóa lỏng từ Mỹ. Đức là cường quốc công nghiệp duy nhất ở châu Âu, và ngành công nghiệp cần nguồn năng lượng lớn hơn những gì được chở đến trên các tàu chở dầu từ Mỹ. Vì vậy, miễn cưỡng và do dự giữa lợi ích kinh tế và liên minh chính trị, người Đức vẫn sẽ hoàn thành việc xây dựng  "Dòng chảy Phương Bắc-2"và sẽ làm việc với chúng ta theo hướng này, như trước đây", - ông Dmitry Zhuravlev kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала