Chỉ số Hành tinh sống toàn cầu (Living Planet Index, LPI )
Chỉ số này bao gồm dữ liệu về tình trạng của hơn 20 nghìn quần thể thuộc 4,36 nghìn loài động vật. Theo Sputnik, đây là dữ liệu phân tích trên các quần thể động vật có xương sống, vì lớp này dễ thống kê hơn.
Thiệt hại lớn nhất - 94% - thuộc về quần thể các loài động vật hoang dã sinh sống ở Mỹ Latinh. Ở châu Phi, số lượng của chúng giảm 65%, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 45%, ở Bắc Mỹ giảm 33%, ở châu Âu và Trung Á giảm 24%.
Các tác giả báo cáo lưu ý rằng loài người đang chứng kiến sự biến mất của các loài động vật đáng chú ý mang tính đại diện (gấu trúc, hổ, gấu Bắc Cực). Đồng thời, có nhiều loài động vật nhỏ vẫn chưa được chú ý, tuy rằng chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trên hành tinh.
Chỉ số Hành tinh sống toàn cầu phản ánh tính đa dạng của thế giới và được tổng hợp hai năm một lần kể từ năm 1998. Chỉ số này được tính toán dựa trên dữ liệu về quần thể động vật có xương sống và diễn biến trung bình về số lượng của chúng.