Tỉ mỉ từng đường may, những người thợ này biến giấc mơ về đám cưới đẹp của ai đó thành hiện thực, chí ít thì cũng là phần váy cưới. Nhưng gần đây, trong công ty Jusere Wedding & Evening Dress ở thành phố Tô Châu luôn cảm thấy rõ một bầu không khí căng thẳng. Số lượng đơn đặt hàng giảm đáng kể, đặc biệt là các đơn đặt hàng từ nước ngoài, vốn chiếm 1/10 doanh số của nhà máy.
Kinh doanh đám cưới ở Trung Quốc sau đại dịch
“Tôi lo lắng vì đại dịch coronavirus là một vấn đề đã ảnh hưởng đến toàn thế giới. Vì vậy, tôi chỉ có thể cố gắng chấp nhận tình huống này và duy trì thái độ tích cực. Tôi lo lắng rằng doanh số bán hàng không tốt và điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của tôi”, - cô Liu Fanfang từ Jusere Wedding&Evening Dress chia sẻ.
Trong trung tâm mua sắm với các cửa hàng bán đồ đám cưới hàng hóa bày bán đầy, chỉ có điều người mua rất ít.
“Tất cả nhân viên của chúng tôi đã đi làm, nhưng hầu hết họ ngồi không vì vắng bóng khách hàng”, - Zhu Yuan, Giám đốc cửa hàng váy cưới Romen than phiền.
COVID-19 đã bắt ngành công nghiệp cưới đang bùng nổ của Trung Quốc phải tạm nghỉ giải lao. Theo thống kê của công ty tư vấn Frost&Sullivan của Mỹ, năm 2014, doanh thu trên thị trường dịch vụ cưới Trung Quốc lên tới hơn 920 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 135 tỷ đô la Mỹ. Đến năm 2018, con số đó đã tăng lên 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 240 tỷ USD. Theo dự kiến, vào năm 2023, ngành này sẽ phải được định giá 3 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 439 tỷ USD. Tuy nhiên, do đại dịch, số liệu thống kê được dự đoán sẽ giảm mạnh.
Xu hướng này được quan sát thấy cả ở những cặp đôi riêng lẻ như Wei Jiawen và Pan Wenjun. Họ kết hôn cách đây vài tuần, và đám cưới được tổ chức khiêm tốn hơn nhiều so với kế hoạch.
Cô dâu Wei Jiawen tâm sự: “Do phải hoãn đám cưới nên chúng tôi gặp áp lực rất lớn, cả về thể chất lẫn tâm lý. Thật bất tiện khi đi ra ngoài. Đưa trẻ đi đám cưới cũng đáng sợ, vì dịch vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát. Chúng tôi lo lắng cho sức khỏe của khách. Nhiều bạn học của chồng tôi đang ở Bắc Kinh nên không thể đến được. Thật tiếc khi mọi chuyện lại thành ra như vậy. "
Cuộc sống hậu coronavirus
Trong những điều kiện này, các cặp vợ chồng và các công ty đã học được cách thích ứng linh hoạt với điều kiện mới.
Go Manija, quản lý một xưởng may áo cưới cho biết: “Trước kia tôi chỉ chọn một số mẫu yêu thích để may, hoặc một số mẫu từ phân khúc nhất định. Nhưng bây giờ tôi dành may những mẫu mà đa số khách hàng chấp nhận được. "
Trong khi đó, công việc tại Jusere vẫn diễn ra như bình thường. Những người thợ may đang tinh chỉnh những đường nét cuối cùng của những chiếc váy cưới và hy vọng rằng câu chuyện của họ sẽ kết thúc có hậu.