Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về những quyết sách quan trọng của Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người từng là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, một trong những Thủ tướng trẻ tuổi nhất khi nhậm chức, đăng đàn trả lời phỏng vấn tuần qua thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo đó, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá về vai trò và đóng góp quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương vì một Việt Nam giàu mạnh với tư cách là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế-xã hội.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam thực thi nhất quán đường lối đối ngoại độc lập

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đồng thời cũng là nguyên Trưởng Ban Kinh tế vừa có những chia sẻ khách quan và sâu sắc về những quyết sách kịp thời của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân về mọi mặt, nâng tầm vị thế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế, cân bằng địa chính trị trong đa dạng hóa quan hệ quốc tế.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, năm 2017 - Sputnik Việt Nam
Vì sao con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kiểm điểm?

Thực tế, bài trả lời phỏng vấn của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vai trò và đóng góp quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước gây sự chú ý rất lớn đối với dư luận trong nước và quốc tế.

Theo cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Ban kinh tế Trung ương (30/9/1950 -30/9/2020), đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) về những đóng góp vô cùng quan trọng của cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng đối với các vấn đề kinh tế - xã hội vì sự phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng của Việt Nam.

Theo nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện – đồng bộ, Việt Nam đã thực thi nhất quán Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Việt Nam cũng thực hiện chủ nghĩa đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc - vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới”.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương?

Nêu nhận định về vai trò và ý nghĩa quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương, nhất là những thành tựu đã góp phần vào sự phát triển không ngừng của đất nước, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đây là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế-xã hội.

“Ban Kinh tế Trung ương đã đóng góp quan trọng trong việc hoạch định và thực thi đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta về phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của đất nước”, đồng chí nguyên Thủ tướng nêu rõ.

Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC (VCI)  - Sputnik Việt Nam
Thành công bất ngờ của Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại, trong đó, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động - tích cực từng bước hội nhập sâu rộng, hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới.

“Thông qua các Hiệp định hợp tác song phương và đa phương, thúc đẩy hoàn thiện thể chế, mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại, đầu tư với các nước, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, cùng với nội lực tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định.
“Tôi tin tưởng rằng, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục hoàn thành tốt trọng trách của mình trong giai đoạn mới”, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Về nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ban Kinh tế Trung ương

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau, nguyên là Thủ tướng Chính phủ từ 2006-2016, đồng thời từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII, XIII thuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phố Hải Phòng (huyện Tiên Lãng), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (sau đó ban này chuyển sang cho Bộ Chính trị quản lý, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng). Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng từng là nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và còn nắm giữ nhiều vị trí, trọng trách lãnh đạo quan trọng khác.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Thực tế, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham gia 6 khóa Trung ương, 4 khóa Bộ Chính trị, 2 nhiệm kỳ là Phó thủ tướng thường trực và 10 năm đảm nhiệm trọng trách người đứng đầu Chính phủ.

Dó đó, với kinh nghiệm của nhà lãnh đạo từng nắm giữ một trong những vị trí quyền lực cấp cao nhất của Việt Nam, nên những chia sẻ của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, trong vai trò là nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam luôn có sức hút đáng kể đối với báo chí và dư luận.

Trước đó, trong một lần chia sẻ trước báo giới về việc thôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng từng cho biết: “Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu và được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, đang trên đà hội nhập, phát triển và sánh vai với bạn bè trên thế giới. Tôi cảm thấy hạnh phúc”.

Ông cũng gửi lời chân thành cảm ơn những tình cảm cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế.

“Tôi luôn biết ơn sự hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào chúng ta để đất nước mình có được ngày hôm nay”, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng nói.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ mong muốn là Đảng, Nhà nước thật sự vững mạnh, đoàn kết, trong sáng, gắn bó máu thịt với nhân dân, đổi mới mạnh mẽ, vượt qua những nhận thức, phương thức không còn phù hợp, tất cả vì lợi ích của quốc gia dân tộc, giữ vững hòa bình và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo quốc gia.

Ông nhấn mạnh đến việc bảo đảm dân chủ, tự do, pháp quyền, thực hiện nhất quán, hiệu quả mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển nhanh - bền vững, hội nhập thành công và tiến cùng thời đại.

“Làm được những điều này là hồng phúc của đất nước ta, dân tộc ta. Tôi đặt niềm tin vào những người kế nhiệm”, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Ban Kinh tế Trung ương của Việt Nam là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
3 cái lạ trong dự án dầu khí tỷ đô ở Venezuela: Có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI thì Ban Kinh tế Trung ương được thành lập trở lại theo Quyết định số 160/QĐ-TW ngày 28 tháng 12 năm 2012. Trước đó Ban Kinh tế Trung ương được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng từ tháng 5 năm 2007.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương hiện nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình. Cơ quan này đã tham mưu đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ban Kinh tế Trung ương cũng chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, về các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đây đồng thời cũng là cơ quan tham gia ý kiến với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan về các đề án, dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội hay thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao phó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала