Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền: Vì sao Việt Nam nhiều Thứ trưởng?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo báo cáo của Chính phủ vừa gửi Quốc hội cho thấy, có 4 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng Thứ trưởng vượt quy định. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, cấp phó nhiều do điều động, luân chuyển từ địa phương về Trung ương.

Báo cáo của Chính phủ đồng thời cũng cho thấy, tại Việt nam, số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là 110 người, số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh lại lên đến 201 người.

Sắp xếp tổ chức bộ máy của Việt Nam đã tinh gọn hơn?

Chính phủ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV, một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực Nội vụ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo của Chính phủ, qua đó thể hiện tổng quát công tác sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền ở Việt Nam hiện tại.

Trong báo cáo được Chính phủ nêu lên có một điểm đáng chú ý đó chính là việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động. Đúng như tinh thần mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cụ thể là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quán triệt – sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, không cồng kềnh, hướng đến hiệu quả thực chất.

Báo cũng cũng đề cập việc nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 - 2026), trong đó điều chỉnh hợp lý ngành, lĩnh vực quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ để xác định hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2020, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Báo cáo đánh giá cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) và định hướng xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) theo đúng quan điểm, định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dự kiến trình Bộ Chính trị vào tháng 11/2020.

Theo đó, xác định rõ tiêu chí thành lập phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, số lượng vị trí việc làm và số công chức, đầu mối trực thuộc tối thiểu cần có đối với từng loại đơn vị.

“Các bộ và cơ quan ngang bộ đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để giảm tối đa cấp trung gian, thu gọn đầu mối, giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó và người giữ “hàm” lãnh đạo, quản lý, sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở một số lĩnh vực tổ chức theo ngành dọc hoặc phân cấp cho địa phương quản lý”, báo cáo cho biết.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định không chuyển các vụ thành cục, tổng cục, không thành lập mới phòng trong vụ tham mưu thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Các quyết định thành lập tổ chức, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức không đúng tiêu chí, tiêu chuẩn bị thu hồi, hủy bỏ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101 (năm 2020) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó đã hoàn thiện quy định về tiêu chí thành lập tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Nguyễn Hồng Trường  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khởi tố ông Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

Nghị định này làm cơ sở cho các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng phương án kiện toàn tổ chức của cơ quan mình theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Báo cáo cho biết, qua sắp xếp, cơ cấu tổ chức của bộ có 249 vụ và tương đương, giảm 12 tổ chức (4,6%); 126 cục, tăng 7 tổ chức (5,88%); 31 tổng cục và tương đương, gồm: 21 tổng cục và 10 tổ chức tương đương, tăng 2 tổng cục (6,9%); có 100 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 10 tổ chức (9,09%).

Cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục có 226 vụ và tương đương, tăng 7 tổ chức (3,2%); 419 cục, gồm: 37 cục ở cơ quan tổng cục, 67 cục khu vực (Đường bộ, Hải quan, Dự trữ nhà nước, Môi trường, Địa chất và Khoáng sản), 315 cục ở cấp tỉnh (Thi hành án dân sự, Thống kê, Thuế, Kho bạc Nhà nước, Quản lý thị trường); 130 đơn vị sự nghiệp công lập (tăng 6 tổ chức, tăng 4,84%).

Tổ chức bộ máy của các cơ quan thuộc Chính phủ có 52 ban và tương đương (giảm 1 tổ chức, giảm 1,89%); 142 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 24 tổ chức, giảm 14,46%).

4 Bộ “vượt khung”: Vì sao Việt Nam nhiều Thứ trưởng?

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân gửi cho biết, theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5 (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6). “Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu trong lễ kỷ niệm 60 năm Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa năm 2015 - Sputnik Việt Nam
Đề nghị khai trừ khỏi Đảng nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Báo cáo của Chính phủ cho hay, tính đến 30/9/2020, số Thứ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 110 người, trong đó, 2 bộ có 3 thứ trưởng (ít hơn 2 người so với quy định) là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Có 7 bộ, cơ quan ngang bộ có 4 thứ trưởng và tương đương (ít hơn 1 so với khung) là Bộ Xây dựng; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc.

Các Bộ như Bộ Tài chính, Tư pháp, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ có 5 thứ trưởng và tương đương (bằng số quy định).

Có 3 bộ có từ 6 thứ trưởng trở lên, gồm Bộ Ngoại giao (bằng số quy định). Đáng chú ý, Việt Nam có 4 Bộ có số Thứ trưởng vượt khung so với quy định là Bộ Nội vụ (vượt 1 ); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (vượt 1). Đặc biệt, hai Bộ là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có tới 9 thứ trưởng (vượt 3 người so với quy định).

Lý giải về số lượng thứ trưởng nhiều hơn so với quy định ở một số bộ (Quốc phòng, Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chính phủ cho biết, điều này chủ yếu là “do sắp xếp tổ chức bộ máy và yêu cầu của công tác cán bộ, như thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo từ địa phương về Trung ương”.

Báo cáo nêu, kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, ngành đến nay có 249 vụ và tương đương, có 126 cục. Đồng thời, có 31 tổng cục và tương đương, gồm: 21 tổng cục và 10 tổ chức tương đương tổng cục (tăng 2 tổng cục); nếu tính giảm 6 tổng cục thuộc Bộ Công an thì giảm 4 tổng cục.

Lê Bạch Hồng - Sputnik Việt Nam
Vì sao Cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng được giảm án?

Về cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương đến nay có 226 vụ và tương đương; có 419 cục, gồm: 37 cục ở cơ quan tổng cục, 67 cục khu vực, 315 cục ở cấp tỉnh. Tổ chức bộ máy của các cơ quan thuộc Chính phủ đến nay có 52 ban và tương đương.

Báo cáo của Chính phủ cũng đề cập về số lượng cấp phó của vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, Chính phủ cho biết, tính đến thời điểm này, số phó tổng cục trưởng và tương đương bình quân là 2,8, số phó cục trưởng và tương đương bình quân là 2,9. Ngoài ra, số phó vụ trưởng và tương đương bình quân là 2,5.

“Tuy nhiên, tại một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, do đặc thù công việc và để bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức khi được điều động về các cơ quan ở Trung ương công tác nên đã thực hiện việc bổ nhiệm chức danh “hàm”, báo cáo nêu rõ.

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 18 của Trung ương (một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) có yêu cầu: “Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm cấp hàm”.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, hiện Ban Tổ chức Trung ương đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án “Xây dựng tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với đội ngũ chuyên gia; tiêu chuẩn, chế độ trợ lý, thư ký các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước” để khắc phục việc bổ nhiệm chức danh “hàm” trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Ngoài ra, để thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và của pháp luật về công tác cán bộ, trong thời gian chưa có quy định mới của Bộ Chính trị, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan không thực hiện việc bổ nhiệm mới chức danh “hàm” đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Việt Nam có đến 201 phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, tại Việt Nam hiện nay, số lượng phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh của cả nước có 201 người, giảm 16 người. Đồng thời, tổng số phó chủ tịch UBND cấp huyện 1.554 người, giảm 78 người.

Số lãnh đạo cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh là 3.011 người, như vậy là đã giảm 266 người.

Báo cáo của Bộ Nội vụ cũng cho thấy, thời gian qua, có 4 tỉnh thí điểm hợp nhất một số sở ngành, nhiều tỉnh thành hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan chuyên môn cấp huyện.

Ông Nguyễn Thanh Long - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Thanh Long được Thủ tướng điều động làm Thứ trưởng Bộ Y tế

Ngoài ra, đến nay các địa phương đã sắp xếp 18 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm được 6 huyện, đối với cấp xã, đã tiến hành sắp xếp đối với 1.027 đơn vị, giảm là 546 đơn vị.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nhờ việc thực hiện chủ trương này, dự kiến sẽ giảm chi ngân sách từ giảm chi tiền lương, phụ cấp và chi hoạt động trong 5 năm tới (giai đoạn 2020 - 2024) khoảng 1.431 tỷ đồng.

Trong báo cáo gửi Quốc hội cũng đề cập vấn đề hiện nay còn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM và tỉnh Kiên Giang chưa thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.

Trong đó, tại TP.HCM, đề án thành lập TP. Thủ Đức với sự hợp nhất ba quận là Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo phía Đông của TP.HCM đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong khi đó, tại Kiên Giang, Bộ Nội vụ cũng đã trình dự thảo thành lập thành phố Phú Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала