Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức

© Ảnh : Pixabay/QuangprahaThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với sự nhất trí của 100% đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM đã thống nhất thông qua chủ trương nhập toàn bộ diện tích tự nhiên ba quận (Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức) thành đơn vị hành chính mang tên Thành phố Thủ Đức.

Theo đó, thành phố Thủ Đức trong tương lai sẽ có diện tích hơn 212km2 và dân số đạt trên 1 triệu người. Đây được kỳ vọng là thành phố sáng tạo, là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam.

HĐND TP.HCM thông qua chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức

Chiều 12/10, Hội đồng nhân dân TP.HCM (HĐND TP.HCM) khóa IX đã tiến hành kỳ họp thứ 21 (kỳ họp mang tính chuyên đề) nhằm thông qua một số Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thành phố giai đoạn 2019 -2021 và chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.  - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Nên được giới thiệu để bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM

Tại phiên họp này, các đại biểu có mặt đã đồng ý thông qua chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức và tên gọi cho đơn vị hành chính mới này.

Tại cuộc họp, có báo cáo liên quan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm thông tin cho biết, cử tri, các đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM “rất tâm huyết” với đề án thành lập thành phố Thủ Đức.

Trước đó, chính quyền thành phố đang khẩn trương hoàn thiện đề án và người dân thành phố thì kỳ vọng “luồng gió mới” mà thành phố Thủ Đức mang lại trong tương lai tới đây.

Sau khi lấy ý kiến đóng góp của người dân cùng các đại biểu, Ủy ban nhân dân Thành phố cam kết sẽ tiếp tục hoàn chỉnh đề án và đưa ra phương án tốt nhất để tránh các vấn đề phát sinh.

Lãnh đạo UBND thành phố cho hay, sau khi thực hiện sáp nhập diện tích tự nhiên của 3 quận (Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức) thành phố Thủ Đức trong tương lai có diện tích hơn 211 km2 và dân số hơn 1 triệu người.

Đồng thời, cũng tiến hành nhập 19 phường tại các Quận như Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, Phú Nhuận thành các đơn vị hành chính mới.

Cụ thể: theo lãnh đạo UBND TP.HCM, tại Quận 2 sẽ nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm thành phường Thủ Thiêm, nhập phường Bình Khánh và phường Bình An thành phường An Khánh.

Tại Quận 3,, nhập phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu. Quận 4 - nhập phường 2 và phường 5 thành phường 2, nhập phường 12 và 13 thành phường 13. Trong khi đó, tại Quận 5 sẽ tiến hành nhập phường 12 và phường 15 thành phường 12. Còn tại Quận 10 sẽ nhập phường 2 và phường 3 thành phường 2.

Riêng tại Quận Phú Nhuận sẽ nhập phường 11 và phường 12 thành phường 11, nhập phường 13 và phường 14 thành phường 13.

 Tàu Metro ở TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị đón tàu Metro từ Nhật Bản về TP.HCM

Hội đồng nhân dân thành phố cũng giao UBND TP hoàn tất hồ sơ, đề án, báo cáo Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Sau đó Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị thẩm định liên bộ có sự tham gia của Bộ Tư Pháp rồi trình xin ý kiến thành viên Chính phủ.

Sau khi Chính phủ thống nhất sẽ báo cáo Quốc hội, thông qua Ủy ban Pháp luật Quốc hội thẩm định. Trên cơ sở đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, trong hai ngày 9 và ngày 10/10, Hội đồng nhân dân các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức đã tổ chức kỳ họp xem xét, thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính cấp huyện mới mang tên thành phố Thủ Đức.

Kết quả, tất cả các đại biểu ở 3 quận tán thành chủ trương sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Đồng thời, tất cả đại biểu cũng nhất trí đặt tên cho đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức.

Quy hoạch thành phố mới Thủ Đức như thế nào?

Theo đại diện lãnh đạo TP.HCM, chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xếp Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức là “đúng đắn”, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ trong việc tạo cơ chế, chính sách thông thoáng để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa dựa trên lợi thế tiềm năng sẵn có của địa phương.

Người bán hàng rong trên xe đạp ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
TP.HCM giám sát y tế người nhập cảnh trên 14 ngày như thế nào?

Theo đề án, thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập (giữ nguyên quy mô diện tích và dân số) Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 có quy mô khoảng 21.000 ha, dân số 1 triệu người.

Đáng chú ý, thành phố Thủ Đức đã hình thành 4 nền tảng quan trọng gồm: Khu Công nghệ cao quy mô 913 ha ở Quận 9 có tỷ lệ đầu tư lấp đầy khoảng 90 % với 156 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ USD.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) diện tích khoảng 643 ha, có trên 10.000 giảng viên, trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ và khoảng 100.000 sinh viên.

Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) diện tích khoảng 657 ha, chức năng chính là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ và dân cư hiện đại. Hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm có tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội.

Hôm 4/10 vừa qua, UBND các Quận - Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức (TP.HCM) hoàn thành việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến người dân về đề án thành lập thành phố Thủ Đức và tên gọi cho đơn vị hành chính mới.

Theo kết quả từ UBND quận Thủ Đức, 99,29% cử tri có tên trong danh sách lấy ý kiến đã tham gia bỏ phiếu. Trong đó, hơn 97% người dân bày tỏ ý kiến đồng tình với đề án thành lập thành phố Thủ Đức và tán thành giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức.

Tại quận 2, hơn 59.600 người (hơn 82% cử tri) đồng thuận với việc sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố Thủ Đức và 76% cử tri đồng ý với tên gọi thành phố Thủ Đức.

Trong khi đó, tại quận 9, 138.231 cử tri đồng ý với việc sáp nhập, chiếm hơn 97%. Số cử tri không đồng ý là 3.253 người, chiếm 2,29%. Đối với việc lựa chọn tên gọi thành phố Thủ Đức, 136.516 cử tri quận 9 (hơn 96%) đồng tình với tên gọi này.

Như vậy, sau khi được thành lập, thành phố Thủ Đức sẽ có các khu vực trọng điểm như Trung tâm Tài chính quốc tế Thủ Thiêm, Trung tâm Thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc, Trung tâm Công nghệ cao Sài Gòn, Trung tâm Sản xuất tự động hóa và Khu Công viên khoa học (SHTP giai đoạn 2).

Ngoài ra, còn có Đại học Quốc gia (Trung tâm Công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục), Khu vực kết nối Đại học Quốc gia và khu công nghệ cao, khu vực Tam Đa và lân cận Đại học Long Phước (Trung tâm công nghệ sinh thái), Khu đô thị cảng Trường Thọ (khu đô thị tương lai, nơi ứng dụng các công nghệ tiên tiến đô thị).

Kỳ vọng gì ở thành phố Thủ Đức?

Đại diện lãnh đạo TP.HCM nhấn mạnh, mục tiêu cốt lõi của thành phố Thủ Đức là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam dựa trên nền tảng phát triển mũi nhọn là nền kinh tế tri thức và hợp tác phát triển.

Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh việc cấp sổ hồng

Sau khi hình thành, thành phố Thủ Đức sẽ gồm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) đảm nhận vai trò trung tâm tài chính.

Khu công nghệ cao (Quận 9) sẽ sản xuất tự động, chuyển đổi ngành công nghiệp. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, Trung tâm Công nghệ sinh thái Tam Đa (Quận 9) xây dựng công nghệ sinh học và công nghệ nông nghiệp.

Trung tâm Thể thao Rạch Chiếc (Quận 2) sẽ nâng cấp ngành chăm sóc sức khỏe, thu hút nhân tài đến sống và làm việc.

Cùng với đó, lãnh đạo Nhà nước và thành phố Hồ Chí Minh cũng kỳ vọng việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh khai thác tốt hơn lợi thế về vị trí, tạo cơ hội thuận lợi để tận dụng nguồn nhân lực trẻ, sức tăng trưởng nhanh và tỷ lệ đô thị hoá cao, dần hình thành các chuỗi giá trị trong các ngành công nghệ cao, phát triển khoa học công nghệ.

Thành phố Thủ Đức cũng được mong chờ sẽ thu hút được nhân tài và phát triển các kỹ năng trong lực lượng lao động, đồng thời góp phần tinh giảm bộ máy hành chính, đẩy tiến trình cải cách hành chánh dựa vào công nghệ mạnh mẽ hơn.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam
TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045

Trước đó, chia sẻ về đề án thành lập thành phố Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, nếu thành phố này được thành lập, đây sẽ thực sự là thành phố công nghiệp, nghiên cứu khoa học, dịch vụ. Khu vực này chiếm khoảng 10% diện tích, 10% dân số thành phố nhưng có thể đóng góp 1/3 kinh tế cho thành phố, tức bằng khoảng 7% GDP của cả nước. Như vậy, quy mô kinh tế của thành phố Thủ Đức sẽ lớn hơn Đồng Nai, Bình Dương và chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố Thủ Đức sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín.

TP. Thủ Đức cũng sẽ liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa.

“Đây còn là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng như thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp, là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала