Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin về điều này.
Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới và là nước tiêu thụ chính về năng lượng. Nước này cũng có lượng phát thải carbon dioxide vào khí quyển lớn nhất. Vào cuối tháng 9 Bắc Kinh đã công bố mục tiêu đến năm 2060 giảm lượng khí thải xuống mức bằng 0. Đồng thời, được biết Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu cho "công nghệ xanh" trong 5 năm tới, nhưng chưa tiết lộ các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu này.
Giờ đây Trung Quốc thông báo rằng ngoài việc chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, CHND Trung Hoa sẽ tích cực tham gia vào việc phát triển các ý tưởng để tận dụng và lưu trữ carbon, cũng như trồng cây xanh. Trong lĩnh vực thứ hai, bài báo đề cập đến khái niệm về các giải pháp dựa vào điều kiện tự nhiên (Nature-Based Solutions), đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong vài năm qua. Nhờ các giải pháp này nhà chức trách nước này đã tích cực phục hồi thảm thực vật và rừng đầm lầy ngập nước để hồi sinh các hệ sinh thái bị tổn hại. Hiện tại họ muốn sử dụng khái niệm này để trung hòa lượng khí thải carbon một cách tự nhiên.
Nhà chức trách Trung Quốc khẳng định rằng thông qua chương trình trồng rừng, họ đã giảm được một phần ba tổng lượng khí thải của nước này về mức bằng không. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng chưa chắc Trung Quốc đã đạt được mục tiêu của mình. Họ trích dẫn kết quả chiến dịch trồng cây xanh diễn ra 40 năm nay ở Trung Quốc, theo đó các địa phương chủ yếu trồng dạng rừng thuần loài. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các khu rừng trồng thuần nhất một loại cây ở Trung Quốc ít hiệu quả hơn dạng rừng hỗn loài trong việc hấp thụ carbon dioxide.