Theo chuyên gia, COVID-19 có đột biến, nhưng tình trạng bệnh không nặng hơn. Gorelov giải thích rằng tình trạng đột biến hiện nay không ảnh hưởng quá một phần trăm bộ gen của virus, vì vậy các phương pháp xét nghiệm hiện có vẫn có thể phát hiện ra coronavirus ngay cả khi nó đột biến.
Ông cho biết hiện nay có khoảng 2/3 số người bị nhiễm coronavirus không triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện triệu chứng nhẹ, số bệnh nhân nặng không tăng, ngay cả bệnh nhân nhẹ và bệnh nhân không có triệu chứng cũng chỉ tương đương với số lượng hồi mùa xuân.
Trước đó, giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, chuyên gia virus học Anatoly Altstein nói rằng trong một vài năm nữa, coronavirus sẽ không còn là mối đe dọa đối với nhân loại. Theo ông, "sẽ mất từ một đến ba năm để virus trở nên lành hơn". Nhà khoa học Nga giải thích rằng virus không lợi gì khi người mang mầm bệnh chết đi, nên những chủng virus đột biến về sau thường không mang độc tính cao đến mức gây tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy, khả năng lây nhiễm của virus có thể tăng lên, nhưng các đặc tính gây bệnh của nó lại suy giảm đi.