Trên thực tế, quan hệ họ hàng giữa người Denisovan và những người hiện đại ở Đông Á đã được biết rõ. Nhưng, cho đến gần đây đã có rất ít phát hiện mà qua đó có thể theo dõi lịch sử của những sự tiếp xúc như vậy. Dữ liệu gen thậm chí còn ít hơn để hiểu rõ quá trình tiến hóa của loài người khi ra các vùng định cư ở châu Á. Những bằng chứng như vậy chỉ là các phát hiện trong hang Denisova ở Altai và một hóa thạch xương hàm được tìm thấy ở Tây Tạng.
Những phát hiện mới về khảo cổ học
Gần đây, tại hang động Baishiya Karst nằm trên cao nguyên Tây Tạng, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã tìm thấy một mảnh xương hàm, có lẽ là của một người đàn ông Denisovan. Sau khi phân lập được các mẫu DNA trầm tích, các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, người Denisovan đã ở trên Cao nguyên liên tục hàng chục nghìn năm.
Các nhà nghiên cứu đã mô tả địa tầng và niên đại của hang động, trích xuất vật liệu di truyền từ trầm tích hang động, và xác định DNA ty thể của người Denisovan.
Dữ liệu thu được cho thấy rằng, người Denisovan đã chiếm đóng hang động cao từ khoảng 100.000 đến 60.000 năm trước, và cũng có thể gần đây là 45.000 năm trước. Theo các nhà khoa học, thời gian này là quá đủ lâu để sự thích nghi di truyền xuất hiện ở người Denisovan và giúp họ sống sót sau những tác động bất lợi của độ cao. Người Denisovan đã tiến hóa thích nghi với độ cao, và nhờ sự giao phối với họ, người hiện đại cũng có thể định cư ở cao nguyên Tây Tạng.
Người phụ nữ từ Salkhit
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học từ Anh, Đức, Mông Cổ và Hàn Quốc đã trình bày một bộ gen có nguồn gốc DNA được chiết xuất từ xương sọ 34.000 năm tuổi được tìm thấy ở Thung lũng Salkhit, phía đông Mông Cổ.
Sau khi so sánh nó với các bộ gen cổ đại khác trong Kỷ nguyên Pleistocene, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tổ tiên của người phụ nữ có bộ xương này đã có những cuộc hôn phối với người Denisovan không quá một nghìn năm trước khi cô sinh ra.
The skullcap found in the Salkhit Valley in eastern #Mongolia belonged to a woman who lived 34,000 years ago. Analyses showed: She had inherited about 25 percent of her DNA from Western Eurasian. https://t.co/LRyraAMHgM #HumanEvolution #Paleogenetics @MPI_EVA_Leipzig @Diyendo pic.twitter.com/XuVVxYXNy6
— Max Planck Society (@maxplanckpress) October 30, 2020
Theo ý kiến của người đứng đầu nhóm nghiên cứu Diyendo Massilani từ Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig (Đức) và các đồng nghiệp của ông, người phụ nữ từ Salkhit có tổ tiên giống hệt cá thể người cổ 40.000 năm tuổi từ hang động Tianyuan ở vùng lân cận Bắc Kinh.
Các nhà khoa học cho rằng, rất có thể, dân số châu Á lục địa đã phát triển theo kịch bản này, khác với thổ dân Australia và Papuan bản địa, những người có DNA Denisovan hoàn toàn khác.
Các tác giả của cả hai nghiên cứu đều cho rằng, kết quả của họ có thể trở thành điểm khởi đầu để tái tạo lại lịch sử ban đầu của loài người hiện đại ở Đông Âu Á, vì trước đây tại khu vực này đã không tìm thấy những bằng chứng bộ gen nghiêm trọng về sự tiến hóa.