Biển Đông: EU sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam?

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNThứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 12, Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) – Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle tiết lộ EU có thể chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Việt Nam trong thời gian tới.

Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle nêu rõ, EU không cho phép bất cứ quốc gia nào có những hành động đơn phương, đe dọa hòa bình ở Biển Đông. Tàu Hải quân của các nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ ngày càng hiện diện và tham gia tuần tra nhiều hơn ở khu vực Biển Đông.

Nhấn mạnh quan điểm, không phải kẻ mạnh là kẻ thắng, ông Ehle nói các nước ASEAN có thể “yên tâm” hợp tác với EU về an ninh hàng hải và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

EU có thể chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

Việc EU có thể sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam là một trong những thông tin đáng chú ý liên quan đến vấn đề Biển Đông, duy trì an ninh hàng hải vừa được Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) – Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle chia sẻ tại Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12.

EU - Sputnik Việt Nam
EU: Hành động đơn phương ở Biển Đông đe dọa sự phát triển của khu vực

Theo đó, phát biểu trực tuyến tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 12 ngày 16/11, Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) thông tin về việc liên minh châu Âu ủng hộ quan điểm, lập trường của các bên về vấn đề tranh chấp, sớm đạt được kết quả nhất quán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), không gây bất ổn tình hình khu vực.

Trong bài phát biểu quan trọng mang tính “keynote” của mình dưới hình thức trực tuyến từ Brussels, Bỉ, nhận định chung về tình hình hiện nay tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle cho rằng, đại dịch do coronavirus (Covid-19) đang làm thay đổi cách sống và làm việc của mỗi người.

Đại dịch lần này cũng đặt ra vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự hợp tác lâu dài giữa các quốc gia.

Đối với những vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle khẳng định Liên minh châu Âu rất quan tâm đến diễn biến xung quan khu vực Biển Đông.

Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) nêu rõ, EU muốn tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực này trên nhiều lĩnh vực như an ninh hàng hải truyền thống và phi truyền thống, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng.

Cùng với đó, theo Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle, EU cũng muốn hợp tác với các bên liên quan về phòng chống phổ biến vũ khí sinh học cùng các loại phóng xạ, hạt nhân, chống cướp biển, buôn lậu và chống ô nhiễm biển, các hoạt động tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển.

Tàu cá của ngư dân các tỉnh, thành phố Khu vực miền Trung về neo đậu tránh bão số 10 tại Âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần xây dựng năng lực phòng thủ dân sự, bảo vệ chủ quyền Biển Đông “khéo léo”

Đáng chú ý, trả lời câu hỏi trực tuyến tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 12 về khả năng Liên minh châu Âu có thể chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Việt Nam, ông Jurgen Ehle khẳng định “câu trả lời là có thể”.

“Chúng tôi mong muốn đối thoại chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề này”, Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) nêu rõ.

Liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle muốn đề cập vấn đề này ở 2 phương diện.

Thứ nhất, EU có đối thoại chiến lược giữa các quốc gia ở châu Á, có chung chí hướng với EU, trong đó có Việt Nam.

“Trong các cuộc đối thoại này, các bên đã xác định các công nghệ có thể chia sẻ trong tương lai. Ở lĩnh vực này, tôi muốn nêu hợp tác giữa các thành viên EU vào dự án CASCO và cũng sẽ áp dụng cho các đối tác của EU. Trong tương lai Việt Nam có thể tham gia vào CASCO, và khả năng nhận được các chia sẻ công nghệ quốc phòng”, Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle cho biết.

Vấn đề thứ hai, theo Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle, chính là cần làm rõ, chi tiết công nghệ quốc phòng nào có thể chia sẻ cho Việt Nam.

EU: Không quốc gia nào có thể đơn phương đe dọa hòa bình ở Biển Đông

Đề cập sâu rộng hơn về định hướng hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo an ninh biển với khu vực, nhất là về vấn đề Biển Đông, Chuẩn đô đốc Juergen Ehle cho biết, khu vực Châu Á và Liên minh Châu Âu (EU) có sự kết nối mạnh trong những năm vừa qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung

Cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu nêu rõ, EU quan tâm tới sự ổn định của các quốc gia trong khu vực này ở Biển Đông vì đây là tuyến đường quan trọng và tự do hàng hải.

Nhắc lại phát biểu của Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu Federica Mogherini tại Hội nghị Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN-EU vào năm 2019, ông Jurgen Ehle tuyên bố, EU không muốn bất cứ quốc gia nào có sự đe dọa tới hòa bình và hợp tác phát triển ở Biển Đông.

“Liên minh Châu Âu không muốn có hành động phi pháp nào liên quan tới khu vực lân cận, có khả năng đe doạ hoạt động giao thương với các vùng biển của EU”, Chuẩn Đô đốc Ehle nêu rõ.

Kể từ tháng 5/2018, liên minh châu Âu đã đưa ra chiến lược hợp tác an ninh mới với khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương. Chủ đề của chiến lược này là tăng cường hợp tác an ninh biển với Châu Á, trong đó chú trọng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nhất là các nước ASEAN.

Đồng thời, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao EU diễn ra năm 2019 cũng đi tới thống nhất quan điểm, EU không cho phép quốc gia nào phá hoại an ninh trên Biển Đông, gây ảnh hưởng tiêu cực với hoà bình, hợp tác tại khu vực.

“EU không cho phép bất cứ quốc gia nào có những hành động đơn phương không theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), đe dọa tới hòa bình và sự hợp tác phát triển ở Biển Đông”, ông Ehle khẳng định.

Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong. - Sputnik Việt Nam
Campuchia sẽ giúp Trung Quốc mở rộng thế lực ở Biển Đông?
Theo ông Jurgen Ehle, EU ủng hộ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích cho tất cả các quốc gia.

“EU là một tổ chức đa phương nên ủng hộ giải pháp đa phương trong các vấn đề quốc tế”, ông Jurgen Ehle cho biết.

Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle cũng nhấn mạnh COC là sản phẩm của các cuộc đàm phán công bằng, hài hòa lợi ích của tất cả các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Hải quân EU duy trì hiện diện ở Biển Đông

Cố vấn cấp cao của EEAS nhấn mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ của EU và ASEAN thông qua những chương trình hành động thiết thực, diễn đàn, hội thảo để cùng học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức về môi trường an ninh đa dạng trong một môi trường rộng lớn, cởi mở như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Công hàm của Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam “hoan nghênh”

Theo Cố vấn quân sự cấp cao EEAS, Liên minh châu Âu có sự kết nối mạnh mẽ với châu Á trong những năm vừa qua. Đồng thời, EU quan tâm sự ổn định chiến lược tại khu vực này, nhất là Biển Đông. Bởi đây là khu vực quan trọng khi 40% ngoại thương của EU đi quan khu vực này.

Nhấn mạnh lập trường rằng “tự do hàng hải” đóng vai trò hết sức quan trọng đối với EU, liên minh cũng không muốn tạo tiền lệ xấu về hành động phi pháp phổ biến ra các vùng biển khác trên thế giới.

Chia sẻ về chương trình hợp tác, kế hoạch trong tương lai, theo Chuẩn đô đốc Juergen Ehle nhấn mạnh, tàu Hải quân của các nước thành viên Liên minh Châu Âu sẽ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở khu vực Biển Đông.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam giơ tay thực hiện nghi thức chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN tìm kiếm đối thoại và hợp tác, an toàn Biển Đông

Đề cập đến khái niệm tác chiến mới “Hiện diện Hàng hải Phối hợp” (CMP), Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle khẳng định đây là công cụ mới nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải và thúc đẩy hợp tác quốc tế trên biển.

Theo đó, hải quân của các quốc gia EU và các quốc gia khác sẽ cung cấp các tàu hải quân, các trang thiết bị quân sự hải quân để lần lượt tham gia tuần tiễu ở các khu vực biển theo các cách thức phối hợp như ở khu vực Biển Đông, giống như việc đã triển khai tại Châu Phi.

Chuẩn Đô đốc Ehle cho hay, khu vực đầu tiên mà công cụ này được đưa vào thử nghiệm là Vịnh Guinea. Sau đó, công cụ này có thể mở rộng sử dụng ở các vùng biển khác trên thế giới và khu vực Biển Đông có thể xem xét sử dụng. Ông Ehle cũng cho hay, EU đang triển khai hàng loạt chuyên gia, cố vấn quân sự tới các phái đoàn ở châu Á.

ASEAN có thể yên tâm hợp tác với EU, nhất là về vấn đề Biển Đông

Phát biểu tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 12, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle cho biết EU là một đối tác tin cậy, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, đào tạo pháp lý, chia sẻ thông tin, thực thi các công cụ quốc tế về giải quyết tranh chấp, cùng nhau đánh giá và xây dựng tài liệu pháp lý.

 “EU là đối tác tin cậy với các quốc gia Châu Á vì có thể đoán định được. Chúng tôi không có chương trình nghị sự “bí mật” hay “giấu giếm” nào mà các hoạt động, chủ trương, chính sách đều được công khai, minh bạch với các nước”, Cố vấn quân sự cao cấp của EEAS khẳng định.
“Chúng tôi không ủng hộ quan điểm kẻ mạnh là kẻ thắng. Các nước ASEAN có thể yên tâm hợp tác với EU về vấn đề an ninh biển nói chung và Biển Đông nói riêng”, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle tuyên bố.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала