Trái tim nhân tạo được làm ra như thế nào?
Để tái tạo bộ phận nội tạng người, các chuyên gia đã sử dụng loại polymer tự nhiên là axit alginic. Chất này được chiết xuất từ các loại tảo khác nhau. Nó có thể được sử dụng làm cơ sở cho vật liệu tương tự như mô mềm sống.
3D-printed, lifelike heart models could help train tomorrow's surgeons | FRESH 3D Bioprinting https://t.co/7S95J2IcJY #heart #3Dprinting #bioprinting #MedicalTechnology pic.twitter.com/laU4x8mBT3
— MedicalFeed (@MedicalFeed) November 19, 2020
Cần lưu ý rằng các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hiện có để in trái tim, nhưng lần đầu tiên họ tái tạo trái tim với tỷ lệ 1:1, và cần phải thiết kế một máy in 3D mới để hoàn thành nhiệm vụ này.
Tại sao lại cần có mô hình nhân tạo?
Mô hình nhân tạo có thể được sử dụng trong việc đào tạo các thầy thuốc - có thể sử dụng để mổ thử trước khi thực hiện ca phẫu thuật trên người bệnh nhân. Tính đàn hồi của trái tim in cho phép không chỉ mổ mà còn có thể khâu nó.
Trước đó, công ty Czinger Vehicle của Mỹ đã giới thiệu chiếc ô tô in 3D. Nhà sản xuất cho biết, chiếc xe mang tên 21C sẽ được phát hành với số lượng giới hạn 80 bản.