Nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik trong bài báo của mình cho biết, hầu hết các chuyên gia quốc tế đều tin rằng sự kiện này nhằm chống lại "chính sách bành trướng và hiếu chiến của Trung Quốc".
Một bước nữa hướng tới một liên minh quân sự?
Giai đoạn đầu cuộc tập trận diễn ra vào đầu tháng 11 tại vịnh Bengal, có sự tham dự của khoảng 20 tàu chiến từ 4 quốc gia, là một phần trong chương trình "Đối thoại An ninh Bốn bên", viết tắt là QUAD.
Compilation of activities undertaken on first two days of #Ex_Malabar_2020.
— PRO Shillong, Ministry of Defence (@proshillong) November 19, 2020
VC: @indiannavy pic.twitter.com/VnqQ3z2qEg
Hoa Kỳ đã cử tàu sân bay tấn công hạt nhân Nimitz, tàu tuần dương Princeton, tàu khu trục Sterett, và máy bay tuần tra P8-A tham gia cuộc diễn tập. Australia góp khinh hạm Ballarat, Nhật Bản - tàu khu trục Oonami. Số lượng chủ yếu các tàu là của Ấn Độ. Đó là tàu sân bay Vikramaditya (được chuyển đổi từ tàu Đô đốc Gorshkov của Liên Xô), cũng như các tàu khu trục Kolkata và Chennai, khinh hạm Talwar, tàu ngầm Khanderi và tàu hỗ trợ Deepak, ngoài ra còn có trực thăng và máy bay tuần tra chống ngầm như Boeing P-8I.
Các nhà tổ chức tuyên bố mục tiêu tập trận là "tăng cường sự đoàn kết và tương tác của các lực lượng vũ trang 4 quốc gia trong việc đảm bảo an ninh ở châu Á và tạo ra một "khu vực tự do và rộng mở ở Ấn Độ - Thái Bình Dương". Điều quan trọng là phải đánh giá thành tố chính trị trong các cuộc diễn tập này. Lần đầu tiên sau 13 năm, quân đội của cả 4 quốc gia đến cuộc tập trận Malabar. Người Australia trước đây đã không tham gia. Sự thay đổi quan điểm ngày nay của Australia có liên quan đến sự xấu đi trong mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Do đó, nỗi lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến cả 4 nước tiến thêm một bước nữa để tạo ra một liên minh quân sự, vốn đã được các nhà lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất tháng trước. Trong cùng một kế hoạch, chúng ta nên xem xét thông điệp xuất hiện ngày hôm trước cho rằng Australia và Nhật Bản sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quân sự. Lập trường của Nhật Bản là điều dễ hiểu - đảng cầm quyền nước này từ lâu đã nuôi dưỡng ý tưởng từ bỏ điều khoản hòa bình trong Hiến pháp và phát triển sức mạnh quân sự của mình. Các cuộc tập trận chung với nước ngoài, cũng như các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực quân sự, chắc chắn góp phần vào việc quân sự hóa Nhật Bản, trên thực tế gây nguy hiểm lớn cho các nước láng giềng. Nhưng đánh giá tình hình một cách tổng thể, có mọi lý do để nói rằng 4 nước - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ - đang tiến tới việc hình thành một liên minh quân sự.
Và Bắc Kinh tỏ ra không sợ
Bắc Kinh coi các cuộc diễn tập ở Malabar là nhằm chống lại Trung Quốc. Nhưng họ không hề sợ hãi, vì ngày nay Hải quân Trung Quốc vượt trội so với các nước trong khu vực. Tờ Times of India viết “Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với tổng số khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm, trong đó có hơn 130 tàu thuộc các lớp chiến đấu chính”. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến tàu sân bay - 2 chiếc đã được đưa vào hoạt động và chiếc thứ ba đang xây dựng, thêm bốn chiếc nữa được lên kế hoạch.
Hải quân Ấn Độ có 140 tàu chiến: 1 tàu sân bay, 10 tàu khu trục, 14 khinh hạm, 11 tàu hộ tống, 15 tàu diesel-điện và 2 tàu ngầm hạt nhân. Chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất, và người Ấn Độ sẽ không có chiếc thứ hai vào hoạt động. Hải quân Mỹ hiện có 293 tàu chiến. Tuy nhiên, hạm đội Mỹ có công nghệ tiên tiến hơn nhiều, 11 siêu hàng không mẫu hạm (mỗi chiếc có thể chở 80-90 máy bay tác chiến), và đây là lợi thế so với Trung Quốc, nhưng lợi thế này có thể sẽ sớm biến mất, do ai cũng biết tốc độ phát triển của Trung Quốc nhanh như thế nào.
Đánh giá toàn bộ quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, bao gồm cả trong quá khứ, kết luận cho thấy bản thân quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ của Canberra và Delhi ngày nay là tạm thời và mang tính chiến thuật. Xung đột biên giới ở vùng núi Tây Tạng giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể nhanh chóng được giải quyết, như đã xảy ra nhiều lần. Chúng ta hãy nhớ lại cả 2 quốc gia đều là thành viên của các tổ chức quốc tế nghiêm túc như SCO và BRICS.
Thái độ chống Trung Quốc của Úc cũng không lâu dài. Hãy nhớ lại mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước trong giai đoạn 2007-2010, dưới thời Thủ tướng Úc Kevin Rudd. Và nói chung, trong thực tiễn chính trị của các nước dân chủ như Ấn Độ và Úc, các chính phủ thường thay đổi, không có gì đảm bảo thái độ của các nước này đối với Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, sự quan tâm của cả Australia và Ấn Độ vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc là rất cao.