Phải chăng không cần có vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)?
Trong bản báo cáo được công bố hôm thứ Hai của tổ chức Sáng kiến Bắc Kinh về thăm dò Biển Đông có nêu rõ rằng, quan điểm của cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc sẽ tạo ra hệ thống phòng không ở các vùng biển tranh chấp - (như chuyện xảy ra cách đây 7 năm về trước ở Hoa Đông) đã bị hiểu sai và mang đầy tính suy đoán.
Báo cáo viết rằng, mặc dù Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực trong những năm gần đây, nhưng Trung Quốc không cần phải đáp trả bằng cách đưa ra tuyên bố vùng nhận dạng phòng không.
“So với việc thiếu thông tin về vùng trời trên Hoa Đông, toàn bộ Biển Đông được kiểm soát bởi hệ thống hàng không dân dụng của Trung Quốc ở Hồng Kông và Tam Á (trên đảo Hải Nam), và hệ thống này là đủ. Không cần thiết lập vùng nhận dạng phòng không trong khu vực này”, - thông điệp viết.
“Tuy nhiên, có khả năng một vùng nhận dạng phòng không có thể được thiết lập trên Biển Đông, bao trùm vùng trời quần đảo Trường Sa, để giúp quân đội Trung Quốc xác định các hoạt động hàng không dân dụng nếu máy bay nước ngoài tiếp tục tăng cường nỗ lực tiếp cận vùng trời bên ngoài khu vực hoạt động của Hồng Kông và Tam Á”, - tài liệu cho biết.
Tình hình Biển Đông phức tạp hơn nhiều
Vùng nhận dạng phòng không là vùng trời trên một vùng lãnh thổ không gây tranh cãi trên cạn hoặc lãnh hải, tại đó diễn ra việc giám sát và điều khiển máy bay vì lợi ích an ninh quốc gia. Mặc dù chúng tồn tại ở nhiều quốc gia, nhưng khái niệm này không được định nghĩa hoặc điều chỉnh bởi bất kỳ điều ước quốc tế nào.
Bắc Kinh thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, ba năm sau khi Tokyo tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không bao gồm quần đảo Senkaku. Nhóm đảo không có người ở này do Tokyo kiểm soát, nhưng Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền, và hành động của Trung Quốc đã bị chỉ trích rộng rãi vì làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Theo lời một người trong cuộc thuộc quân đội Trung Quốc, các trung tâm phân tích và các chiến lược gia ở Bắc Kinh đã lên kế hoạch tạo ra một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông từ năm 2010 - cùng năm họ bắt đầu xây dựng vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông - nhưng công việc này đã bị hoãn lại.
"Tình hình ở Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với Biển Hoa Đông, nơi chỉ có tranh chấp giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc", - một người trong cuộc đề nghị được giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề chia sẻ với ấn phẩm SCMP.
Ông nói: “Trung Quốc không muốn làm phiền lòng từng ấy các nước láng giềng Đông Nam Á của mìn”.
"Quân đội Giải phóng Nhân dân hiện hiểu rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nếu nước này cho phép tàu chiến và máy bay Mỹ tiến hành hoạt động gọi là tự do hàng hải của họ trên các vùng biển quốc tế trong khu vực."
Bắc Kinh đưa ra yêu sách đối với phần lớn Biển Đông, khu vực vốn quan trọng về mặt chiến lược và giàu tài nguyên, trong khi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei lại đưa ra những tuyên bố ngược lại.
Bước gây tranh cãi
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan và tình trạng các máy bay chiến đấu PLA thường xuyên xâm nhập không phận Đài Loan trong những tháng gần đây, Bắc Kinh cũng có thể cân nhắc thiết lập vùng nhận dạng phòng không gần hòn đảo tự quản giao với không phận Đài Loan. Đây là quan điểm của ông Lu Li Shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan và là thuyền trưởng tàu tuần tra.
“Xét rằng các tàu sân bay Type 003 của PLA và tàu đổ bộ Type 075 vẫn chưa chính thức hoạt động… thì khả năng PLA xâm lược Đài Loan là không quá cao,” ông Lu nói. "Nhưng xét theo các hành động của PLA gần góc đông nam của vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan và quần đảo Pratas do Đài Bắc kiểm soát, rất có thể khu vực này sẽ sớm được tuyên bố là vùng nhận dạng phòng không".
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh nói rằng vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, vốn chỉ bao gồm quần đảo Pratas, sẽ là "vô nghĩa".
"Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông có khả năng bao gồm các đảo Pratas, Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng Trường Sa cũng là nơi có nhiều vấn đề nhất và khó khăn nhất về các vấn đề chính trị, ngoại giao và quân sự", - ông Zhou nói và cho biết thêm rằng đây là lý do Bắc Kinh không muốn thực hiện kế hoạch này.
Ông nói: “Trung Quốc thấy không cần thiết phải thực hiện một bước gây tranh cãi như vậy trong khu vực này.
“Mục tiêu chính của Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) là giảm thiểu số vụ tranh chấp hàng không bằng cách xác định nhiều loại máy bay khác nhau (hơn 99% trong số đó là máy bay dân dụng) để không tạo thêm vấn đề”.