Theo phát hiện của các nhà khoa học, hơn 99,9% chất lỏng từ dịch tiết đường hô hấp bốc hơi trong vài phút, nhưng để lại một lớp màng siêu nhỏ, trong đó vẫn tồn tại các phần tử virus.
Những thuộc tính kỳ lạ của màng “coronavirus”
Lớp màng này bay hơi lâu chóng khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu bề mặt mà nó bám vào, đối với thép không gỉ và đồng, thời gian này tương ứng là khoảng 24 và 16 giờ. Hơn nữa, trên bề mặt polypropylene nó có thể tồn tại tới hơn 150 giờ. Theo ghi nhận của các tác giả nghiên cứu là giáo sư Rajneesh Bhardwaj và Amit Agrawal, họ thu được những số liệu này dựa trên các thí nghiệm dùng phương pháp mô phỏng máy tính được thực hiện trong phòng thí nghiệm, và có thể thấp hơn trong thực tế do tồn tại những biến số khác nhau.
“Điều ngạc nhiên lớn nhất là lớp màng siêu nhỏ này mất nhiều giờ để khô. Điều này cho thấy <…> chính lớp màng có kích thước nano bay hơi chậm đó tạo ra môi trường cần thiết để coronavirus tồn tại”, - gíáo sư Bhardwaj cho biết.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng phân tích của họ nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải làm sạch các bề mặt một cách thường xuyên và kỹ lưỡng để ngăn ngừa lây nhiễm coronavirus.
Trước đó, các nhà khoa học từ Đại học Y Kyoto đã phát hiện ra rằng coronavirus có thể duy trì hoạt tính trên da từ 6 đến 11 giờ, trung bình là 9 giờ, lâu hơn khoảng 5 lần so với virus cúm thông thường. Trên các bề mặt khác, chẳng hạn như kim loại và nhựa, nó có thể lưu lại trong vài ngày.