Vì sao Apple chọn Việt Nam thay vì ‘trung thành’ với Trung Quốc?

© REUTERS / BRENDAN MCDERMIDApple
Apple  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Apple yêu cầu Foxconn chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam là động thái hết sức đáng chú ý.

Theo đánh giá, việc di dời một phần sản xuất của Apple sang Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng và thiệt hại nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng hơn, đồng thời giúp ích cho việc duy trì sản lượng, chuỗi cung ứng quốc tế bất chấp các cú sốc, khủng hoảng tương tự như Covid-19.

Apple chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam

Chiều ngày 16/12, Văn phòng Chính phủ Việt Nam có phát đi thông báo về việc gã khổng lồ công nghệ Apple chính thức chuyển một số dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Công nhân Trung Quốc lắp ráp linh kiện điện tử trong nhà máy thuộc công ty khổng lồ Foxconn của Đài Loan tại Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Foxconn sẽ chuyển một phần sản xuất linh kiện từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple

Trước đó, ngày 26/11, Reuters dẫn nguồn tin cho biết Foxconn, hãng linh kiện điện tử hàng đầu thế giới chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple, đã bắt đầu chuyển một phần dây chuyền sản iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng tin cho biết, dự kiến dây chuyền sản xuất trên sẽ đi vào hoạt động năm 2021.

Bloomberg cũng xác nhận các đối tác của Apple đã tăng cường sản xuất iPhone tại Ấn Độ trong khi các công ty lắp ráp AirPods đã thêm một số dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam.

Hồi đầu tuần này, có nguồn tin cho biết Foxconn đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam.

Nhiều trang tin công nghệ, các hãng thông tấn, truyền thông quốc tế, các chuyên gia, động thái này của Apple rất dễ hiểu trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa hồi kết, rủi ro liên quan đến việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn khi quá phụ thuộc vào một quốc gia.

Trang phonearena.com cho rằng, việc đưa dây chuyền sản xuất iPad và Macbook ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất và hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Apple - Sputnik Việt Nam
Apple không chọn Việt Nam cũng là một cảnh báo: Đừng quá lạc quan về FDI

Foxconn, cũng như nhiều công ty đặt tại Đài Loan (Trung Quốc) khác, đang tính chuyện di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến một số nước như Mexico, Ấn Độ...

Vừa qua, đã có nhiều chiếc AirPod được sản xuất tại Việt Nam. Dự kiến trong năm tới 2021, AirPod thế hệ thứ ba cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Trang silicon.co.uk cho biết, dưới tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, trong 4 năm qua, Mỹ đã tăng thuế đối với các mặt hàng điện tử sản xuất tại Trung Quốc, cũng như hạn chế nguồn cung linh kiện, ưu tiên sử dụng công nghệ Mỹ thay vì Trung Quốc vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.

Trong khi đó, trang engadget.com đưa ra nhận định, việc di dời một phần sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng nếu căng thẳng thương mại gia tăng, cũng như có lợi cho việc duy trì sản lượng, thậm chí kể cả khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Joe Binden hạ nhiệt căng thẳng.

Việt Nam coi trọng chuyển đổi số

Mặc dù là một trong những nước tiên phong trên thế giới thử nghiệm thành công công nghệ 5G, việc thương mại hóa công nghệ này ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.

Samsung - Sputnik Việt Nam
Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

Cisco, một nhà sản xuất thiết bị mạng có uy tín hàng đầu, cho biết đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam ước tính sẽ đạt 6,3 triệu. Nếu sớm triển khai dịch vụ 5G, các nhà mạng di động Việt Nam có thể tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, tính từ năm 2025.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Việt Nam cần đầu tư khoảng 1,5 - 2,5 tỉ USD vào công nghệ trong 5 năm sắp tới.

Dù đã đi đúng hướng với tham vọng 5G, con đường phía trước của Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại về mặt công nghệ, an ninh quốc gia và quản trị. Các khó khăn có thể kể đến bao gồm chi phí thiết bị và dịch vụ cao, giới hạn lựa chọn thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G và phạm vi phủ sóng mạng hẹp.

Thêm vào đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam không thể thực hiện đầy đủ các kế hoạch thí điểm như mong muốn, chưa kể vấn đề liên lạc giữa các vùng và vận chuyển thiết bị cần thiết.

iPhone 11 Pro Max  - Sputnik Việt Nam
Tại sao Apple không chọn Việt Nam?

GSMA Intelligence (thuộc Hiệp hội Thông tin di động thế giới) cho rằng, Việt Nam đang xem chuyển đổi kĩ thuật số như chiếc chìa khóa để thúc đẩy kinh tế và trở thành một nước nổi bật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về "tiến bộ kĩ thuật số".

Chỉ 3 năm nữa, Việt Nam sẽ nhanh chóng chuyển đổi kỹ thuật số nhờ "những bước tiến trong nhận dạng kỹ thuật số, quyền công dân kỹ thuật số và các phong cách sống kĩ thuật số".

Chiến lược Công nghiệp 4.0, gồm hạ tầng và nguồn nhân lực, cùng với các dịch vụ Chính phủ điện tử và các sáng kiến đổi mới như kế hoạch chuyển đổi thương mại điện tử đang được Chính phủ Việt Nam theo đuổi.

GSMA Intelligence đánh giá, những điều này sẽ giúp tăng số doanh nghiệp điện tử lên đến 43% trong 5 năm tới.

Động thái từ phía Chính phủ Việt Nam

Mặc dù các cơ quan hữu quan tại Việt Nam chưa chính thức xác nhận việc các hãng công nghệ lớn của nước ngoài chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, nhưng trong cuộc họp mới đây về "Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá" được tổ chức bởi Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng cho biết, sau khi Tổ công tác về hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài được Thủ tướng thành lập, đã có nhiều cuộc họp trực tuyến và các kênh khác để trao đổi, tìm hiểu thông tin về đầu tư tại Việt Nam.

Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới

Tổ công tác cũng xúc tiến làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ, dự án lớn trị giá hàng tỷ USD đang có nguyện vọng tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông Hoàng, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã làm tốt việc cải thiện môi trường đầu tư, cũng như thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép: “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế để tạo niềm tin cho nhà đầu tư”.

Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn đang có xung đột thương mại, các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế sẽ cần dịch chuyển nơi sản xuất nhằm tránh mức thuế suất cao.

Ngoài ra, sự bùng phát trên toàn thế giới của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia, từ đó khiến cho các tập đoàn quốc tế buộc phải đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu đầu tư nhằm tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác.

Tuy nhiên, việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần được thực hiện theo hướng có chọn lọc, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, cần ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала