Đàm phán giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc
Liên minh châu Âu và Trung Quốc đã đàm phán một hiệp định thương mại từ năm 2013. Ở giai đoạn cuối, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen - người đã thông báo trên Twitter về thỏa thuận, đã tham gia đàm phán. Theo báo chí phương Tây, chính bà Merkel là người đóng vai trò quyết định trong vòng đàm phán cuối cùng.
Châu Âu yêu cầu một sân chơi bình đẳng từ Trung Quốc, và Bắc Kinh dường như đã xác nhận sự tuân thủ của mình cho đến thời điểm này. Ban đầu, Brussels khẳng định các công ty châu Âu tại Trung Quốc phải tận dụng các cơ hội tương tự như các công ty Trung Quốc ở châu Âu.
Tất cả các nhà lãnh đạo EU sẽ phải thông qua thỏa thuận này, sau đó văn kiện sẽ được chuyển đến Nghị viện châu Âu. Ủy ban châu Âu cho biết Trung Quốc hiện cam kết mở cửa hơn nữa đối với EU trong một số lĩnh vực chính. Trung Quốc cũng cam kết với châu Âu họ sẽ thực hiện các cam kết về môi trường và chống lao động cưỡng bức.
Vai trò của Angela Merkel trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc
Nhiều khả năng, chính Angela Merkel đã nhúng tay vào việc đảm bảo các thỏa thuận chính trong khuôn khổ hiệp định sẽ đạt được trong năm nay. Trong tiểu sử chính trị của bà, thỏa thuận này rõ ràng sẽ là một ghi chú tích cực. Bà Merkel đã tìm kiếm lợi thế cho đất nước mình trong lĩnh vực ô tô và viễn thông. Rõ ràng, bà đã thành công.
Tuy nhiên, thỏa thuận không phù hợp với tất cả ở châu Âu. Một số quốc gia cho rằng thật ngây thơ khi tin Trung Quốc sẽ thực hiện mọi lời hứa về nhân quyền, cần phải có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Những người khác không hài lòng với thực tế Brussels đã vội vàng và không đợi lễ nhậm chức của Joe Biden, người mà cần phải tham khảo ý kiến, dù sao cũng là một đối tác xuyên Đại Tây Dương. Một số nhà phân tích nói Liên minh Châu Âu với thỏa thuận này đã đe dọa mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Chính thức ở châu Âu, họ nói Washington đã thực hiện thỏa thuận với Trung Quốc dưới thời Trump, giờ đã đến lúc Brussels cần đạt được các điều kiện tương tự để tiếp cận thị trường Trung Quốc. Sau đó sẽ có thể phối hợp chính sách đối với Bắc Kinh cùng với đối tác. Đúng như vậy, mọi người đều biết Nhà Trắng đã ký hiệp định, nhưng không chấm dứt chiến tranh thương mại. Châu Âu dường như có thái độ ôn hòa và thiên về lợi nhuận kinh tế hơn.