WB coi khả năng bùng phát đợt đại dịch coronavirus mới là nguy cơ lớn nhất đối với sự ổn định của phát triển kinh tế.
Trong báo cáo tháng 12 mang tên "Từ phục hồi đến tái cân bằng", các nhà phân tích Ngân hàng Thế giới đưa ra dự đoán về tăng trưởng kinh tế năm nay và ước tính triển vọng trong năm tới. Theo dự đoán của giới phân tích, đến cuối năm 2020, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 2%. Tuy nhiên, vào năm 2021, người ta có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng nhanh trong khu vực đến 7,9%. Điều này, theo các tác giả của báo cáo, là do nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn nhiều từ hậu quả của cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra so với dự kiến. WB chỉ ra một chiến lược hiệu quả để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh, cùng với một gói kích thích tài chính và tiền tệ nghiêm túc, đã mang lại kết quả tốt.
The latest #WorldBank report revised upwards prediction #China’s GDP from 1.6 to 2.2 percent in 2020 & 7.9 percent in 2021. Strong resumption of Chinese economy stabilizes & boosts regional economy recovery & beyond! pic.twitter.com/TpD7qe1OcI
— Ambassador Deng Xijun (@China2ASEAN) December 27, 2020
Rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc
Đồng thời, Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý một số rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra việc loại bỏ quá nhanh các biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa có thể đảo ngược xu hướng tăng trưởng tích cực. Các nhà phân tích WB cho rằng nhu cầu trong nước đang phục hồi chậm hơn sản xuất, và tiêu dùng hộ gia đình chậm hơn đầu tư vốn. Theo WB, để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, cần kích thích sự định hướng lại từ nhu cầu do khu vực công tạo ra trong nền kinh tế sang nhu cầu của khu vực tư nhân, bao gồm cả hộ gia đình. Để duy trì khả năng thanh toán có thể yêu cầu các ưu đãi bổ sung. Ngoài ra, theo lưu ý của Ngân hàng Thế giới, việc chuyển giao tài khóa trực tiếp cho chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ họ trong việc thực hiện các dự án “xanh” và sáng tạo, cũng sẽ góp phần vào phát triển bền vững trong dài hạn.
Vấn đề chính của Trung Quốc
Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với những ưu tiên này. Diao Li - phó giáo sư tại Viện Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Vũ Hán, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho rằng tiêu dùng nội địa không phải là điểm yếu nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, không thể đảm bảo sự phát triển ổn định chỉ thông qua tiêu dùng, vị chuyên gia nhấn mạnh.
“Giờ đây, vấn đề chính của Trung Quốc không phải là tiêu dùng hộ gia đình, mà là khó khăn với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Trung Quốc hiện cần tích cực mở rộng nhu cầu trong nước, thúc đẩy xây dựng chiến lược lưu thông kép và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tương lai, tăng trưởng của Trung Quốc không thể chỉ dựa vào bán hàng trong nước và lưu thông kép, phát triển công nghiệp cũng phải được đảm bảo, và đây là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì nếu không có sự phát triển công nghiệp, chỉ kích thích tiêu dùng trong nước có thể không đủ. Trung Quốc vẫn còn tụt hậu về mặt công nghệ so với các nước phát triển, vì vậy cần phải hiện đại hóa công nghiệp và chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như tăng cường xuất khẩu”.
Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng một gói tài khóa lớn và các biện pháp khác để kích thích nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách tăng lần đầu tiên sau vài thập kỷ lên 3,6% GDP. Chính quyền trung ương phê duyệt trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ để chống lại dịch bệnh. Ngoài ra, hạn ngạch cho trái phiếu mục đích đặc biệt của chính quyền địa phương được mở rộng lên 3,75 nghìn tỷ nhân dân tệ. Mức trần thu nhập không bị đánh thuế cá nhân tăng lên 5000 nhân dân tệ. Thuế suất, bao gồm cả VAT, cũng được cắt giảm.
China widens budget deficit target to more than 3.6% of GDP, up from 2.8% in 2019 https://t.co/LgRzaauedohttps://t.co/BefTJ6Av2H
— Bloomberg (@business) May 22, 2020
Các biện pháp này đã giúp phục hồi tăng trưởng nhanh chóng, nhưng lại làm tăng khối lượng nợ của nền kinh tế lên 27%. Do thất thu từ thuế, ngân sách của các chính quyền địa phương trở nên thâm hụt đến mức, theo cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhang Hongli, trong 60% trường hợp, chính quyền địa phương thu hút các khoản vay mới để giải quyết các khoản nợ cũ. Về vấn đề này, một số cơ cấu chuyên gia, trong đó có từ Trường Đảng cộng sản Trung Quốc, đã khuyến nghị cần giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% trong năm tới và loại bỏ dần các biện pháp khuyến khích kinh tế để không tạo ra các vấn đề mới.
Tuy nhiên, dựa trên kết quả của Hội thảo Trung ương về Kinh tế được tổ chức tại Bắc Kinh, có thể kết luận sẽ không có bước ngoặt nào chính sách kinh tế trong tương lai gần. Chính quyền Trung Quốc nhận thức được tình hình vẫn còn khá bấp bênh: dịch COVID-19 trên thế giới chưa kết thúc, có nghĩa là vẫn còn tiêu cực từ bên ngoài đến nền kinh tế, và thứ hai, có nguy cơ nhất định về một làn sóng dịch mới ở Trung Quốc do nhiễm trùng nhập khẩu. Do đó, các đại biểu tham dự Hội thảo Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một chính sách tài khóa tiền tệ vừa phải và hướng tới tương lai. Đồng thời, các nhiệm vụ ưu tiên của chính sách kinh tế cho năm tới cũng được xây dựng. Chúng bao gồm tăng cường đổi mới công nghệ chiến lược và kiểm soát chuỗi cung ứng, kích thích nhu cầu trong nước, tiếp tục cải cách, mở cửa chính sách, giải quyết vấn đề đất nông nghiệp, chống độc quyền thị trường và tăng trưởng vốn bừa bãi, giải quyết vấn đề nhà ở ở các thành phố lớn và giảm lượng khí thải carbon.