Trước đó, hãng thông tấn Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng liệt thêm hai «gã khổng lồ» công nghệ Trung Quốc là Alibaba và Tencent vào «danh sách đen» gồm các công ty mà Washington cho rằng thuộc sở hữu hoặc dưới quyền kiểm soát của giới quân sự Trung Quốc.
«Tình huống này một lần nữa cho thấy cách Hoa Kỳ lý giải khái niệm an ninh quốc gia, chính trị hóa và hệ tư tưởng hóa những vấn đề thương mại-kinh tế, lạm dụng quyền lực Nhà nước và gây sức ép vô căn cứ với các công ty Trung Quốc», - nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Theo lời bà Hoa, hành động như vậy của Hoa Kỳ rõ ràng là «tiêu chuẩn kép» rõ ràng trong các vấn đề của cái gọi là nền kinh tế thị trường tự do và cạnh tranh bình đẳng. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cho rằng hành động của Hoa Kỳ cũng vi phạm các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế, đi chệch khỏi nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, gây tổn hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, cũng như lợi ích của người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng tại Hoa Kỳ.
«Trung Quốc sẽ thi hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc», - bà Hoa nói thêm.
Nghị định của Trump cấm giao dịch 8 ứng dụng Trung Quốc
Trước đó, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm giao dịch với những cá nhân kiểm soát 8 ứng dụng thanh toán di động của Trung Quốc. Sắc lệnh có hiệu lực sau 45 ngày, tức là vào ngày 19 tháng 2 - khoảng một tháng sau khi Trump cần rời ghế Tổng thống. Người kế nhiệm của ông là Joe Biden có thể bác bỏ những biện pháp này.
Đọc thêm: