Fukuyama lưu ý rằng nhiều nước dân chủ như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc đang thành công trong việc chống lại sự lây lan của virus, vì vậy không cần phải nói rằng các chế độ độc tài có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn đại dịch.
Niềm tin là chìa khóa quan trọng
Theo Fukuyama, điều kiện quan trọng đối với hiệu quả của các biện pháp chống đại dịch là lòng tin từ phía người dân, bởi vì nếu các thành viên trong xã hội không tin tưởng lẫn nhau và tin chính phủ, họ sẽ không tuân theo các biện pháp do chính quyền thiết lập để ngăn chặn dịch bệnh. Ví dụ nổi bật nhất là Hoa Kỳ, nơi trong bốn năm qua xã hội đã trở nên cực kỳ phân cực, dẫn đến việc không chấp nhận kiểm dịch và các biện pháp chống coronavirus khác. Ngoài ra, Fukuyama lưu ý rằng các chính trị gia dân túy như Donald Trump hay Jair Bolsonaro không muốn áp dụng các biện pháp không được lòng dân, dẫn đến việc không thể ngăn chặn đại dịch.
Đại dịch coronavirus sẽ tiếp tục dịch chuyển trung tâm của nền kinh tế toàn cầu sang phía Đông, Fukuyama nói. Và điều này không chỉ áp dụng cho Trung Quốc, mà còn cho các nước châu Á khác đã chống coronavirus thành công. Theo nhà khoa học chính trị, cần phải "chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất" và chờ đợi Trung Quốc tiếp tục phát triển.
"Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là một thách thức thậm chí còn lớn hơn cả Liên Xô, trong thời đại của mình", - Die Welt trích dẫn lời Fukuyama.
Tuy nhiên, Fukuyama lưu ý rằng Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai. Một trong số đó là các khoản nợ lớn của đất nước, có thể gây mất ổn định hệ thống chính trị. Ngoài ra, theo ý kiến của Fukuyama, các chế độ độc tài giống như Trung Quốc không thích ứng tốt với sự thay đổi.