Nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh Daniel Kawczynski kêu gọi chính phủ nước này "thể hiện lòng dũng cảm" và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Ông Daniel Kawczynski tuyên bố Vương quốc Anh "không còn bị ràng buộc bởi tư cách thành viên Liên minh châu Âu", do vậy "cần noi theo những người bạn Mỹ của chúng ta và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ công ty nào liên quan đến việc xây dựng Nord Stream 2".
At last night's #GlobalBritain debate, I proposed joining our American allies in closer engagement with the Three Seas Initiative and imposing sanctions on the Nord Stream 2 pipeline. https://t.co/PG4VnOGhtc
— Daniel Kawczynski (@DKShrewsbury) January 12, 2021
"Đường ống này là một vấn đề thực sự” – ông Kawczynski nói trong cuộc điều trần ở Hạ viện với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại thương Elizabeth Truss.
“Tôi kêu gọi Bộ trưởng bây giờ, sau Brexit, hãy thể hiện sự can đảm như các đối tác Mỹ của chúng ta và ủng hộ các quan điểm đạo đức, chiến lược và an ninh, khuyến khích người Đức không gây nguy hiểm cho các đối tác NATO của chúng ta và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với bất kỳ công ty nào liên quan đến dự án rủi ro cho an ninh tương lai của lục địa của chúng ta” - nghị sĩ Kawczynski nói.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc điều hành của Tổ chức giám sát quốc tế CIS-EMO, phó tiến sĩ khoa học chính trị Stanislav Byshok cho rằng tuyên bố này phản ánh quan điểm của giới thượng lưu chính trị Vương quốc Anh.
"Vương quốc Anh không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, nhưng đồng thời nước này vẫn là đối tác của Mỹ như từ trước tới nay. Chính sách đối ngoại của Anh, kể cả đối với Nga và dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga, sẽ có liên quan với lập trường của Mỹ chứ không phải của Đức. Do đó, theo tôi, những tuyên bố như vậy của một số chính trị gia Anh sẽ hoàn toàn tương ứng với chính sách chung của London theo hướng này” - ông Stanislav Byshok nói.
Ông Byshok lưu ý là các chính trị gia phương Tây có xu hướng chống Nga vẫn luôn tuyên bố rằng hợp tác kinh tế với Nga chỉ đáp ứng các lợi ích chính trị riêng của Moskva.
"Đó là một vấn đề khác mà không bao giờ được tiết lộ, chẳng hạn, trong quan hệ với Đức lợi ích chính trị của Nga sẽ bao gồm những điều gì. Nhưng, rõ ràng, người ta cho rằng đó là lợi ích thù địch. Xét cho cùng, theo quan điểm này, Nga không thể mong muốn. điều tốt đẹp cho Đức, có nghĩa là cùng với Dòng chảy phương Bắc, Nga muốn tung ra “con ngựa thành Troia” nào đó” – ông Stanislav Byshok nói.
Theo nhà phân tích chính trị, về thực chất đây là một trong những thuyết âm mưu không có cơ sở, tuy nhiên, những lý thuyết như vậy gần đây càng trở nên phổ biến hơn ở phương Tây, ngay cả trong giới thượng lưu chính trị.
Dòng chảy phương Bắc 2 là gì?
Dòng chảy phương Bắc 2 dự kiến đặt hai chuỗi đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm từ bờ biển nước Nga qua biển Baltic đến Đức. Đường ống này cũng sẽ đi qua các vùng lãnh thổ hoặc đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, tất cả đều đã được cấp giấy phép cần thiết để hoàn thành việc xây dựng.
Đức ủng hộ việc hoàn thành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc và bác bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương ngoài lãnh thổ của Mỹ, được công bố hồi cuối năm 2019.
Ngày 1 tháng 1, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu về ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2021, đặc biệt, tài liệu này quy định việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Dòng chảy phương Bắc 2.