Ông Stelios Zantanidis Giám đốc phi trường đã nói với giới truyền thông địa phương về việc này. Các máy bay trực thăng sẽ được bố trí trên địa bàn phi trường từ tháng 2 đến tháng 8, và cũng tại đó sẽ được tiếp nhiên liệu và tiến hành kiểm tra kỹ thuật.
Chuẩn tướng Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu, giảng viên ĐHTH Istanbul Aydin Naim Babiuroglu đã nêu ý kiến với Sputnik, bình luận việc triển khai trực thăng tấn công của Mỹ tại một căn cứ ở khu vực cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 30 km.
Ông Naim Babiuroglu nói:
«Việc Hoa Kỳ bố trí 30 trực thăng tấn công ở Alexandroupolis không chỉ là động thái chiến thuật quan trọng mà đồng thời còn hàm chứa ý nghĩa hệ quả chiến lược. Thổ Nhĩ Kỳ cần suy nghĩ về điều này và thực hiện những bước đi cần thiết».
Chuyên gia nhấn mạnh rằng Alexandroupolis nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và tương ứng với Hiệp ước Hòa bình Lausanne, thì đây phải là khu phi quân sự, không có bất kỳ hoạt tính quân sự nào.
«Không nên triển khai quân sự tại Alexandroupoli. Theo Hiệp ước Hòa bình Lausanne, địa bàn cách biên giới 30 km là khu phi quân sự. Rõ ràng, tình hình này là dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Ở đây đã bố trí xe tăng rồi, bây giờ thêm 30 trực thăng tấn công nữa – chuyện đang nói về những mẫu trực thăng Sikorsky và Blackhwk với vũ khí hiện đại hoá. Tất cả những điều đó chỉ ra rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng vùng lãnh thổ này như một căn cứ quân sự thường trực.
CC BY-SA 4.0 / Jakub Hałun / S-70i Black Hawk at Radom Air Show 2011 (cropped photo)Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk
Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk
Thêm nữa, như đã rõ, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận thành lập một trung tâm an ninh ở phía Nam của Síp. Mục đích của trung tâm an ninh như vậy là tiến hành đào tạo về đảm bảo an ninh trên biển, biên giới, hải quan và an ninh mạng. Đồng thời, Hoa Kỳ đang từng bước dỡ bỏ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí cho chính quyền Hy Lạp ở Nam Síp, vốn áp dụng từ năm 1974 sau chiến dịch ở đảo này. Bằng cách như vậy, Hoa Kỳ đang trang bị vũ khí cho chính quyền Hy Lạp ở miền nam Síp. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí theo từng giai đoạn có nghĩa là Washington từng bước chuẩn bị cho người Síp Hy Lạp nhận quy chế thành viên của NATO. Rõ ràng, điều này đáp ứng lợi ích của Hy Lạp và EU nói chung, còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ lại là mối đe dọa nghiêm trọng», - ông Aydin Naim Babiuroglu nói.
Chuyên gia nhắc lại chi tiết Hy Lạp đã tăng ngân sách quốc phòng lên gấp 5 lần và mua 18 chiếc máy bay Rafale của Pháp. Ông Babiuroglu nhấn mạnh rằng Athens đã ký thỏa thuận mua số máy bay đúng vào ngày nối lại cuộc đàm phán sơ bộ Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp.
Chuẩn tướng Babiuroglu nói:
«Đây là một kiểu thông điệp về hợp tác chiến lược giữa Pháp và Hy Lạp, nhằm chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp đã tuyên bố: «Không sớm thì muộn chúng tôi sẽ ký thỏa thuận với Hoa Kỳ về chiến đấu cơ F-35», và «18 máy bay Rafale có chức năng thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực». Như đang thấy, Hy Lạp đã bước vào cuộc chạy đua vũ trang».