Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam có 'phát ngôn đúng mực' hơn nam đại biểu

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngĐại hội XIII của Đảng: Tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội trong phiên làm việc sáng 28/1
Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội trong phiên làm việc sáng 28/1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội - đứng thứ 65 trên 162 quốc gia.

Trong buổi công bố kết quả nghiên cứu mới đây về vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021 diễn ra ngày 04/02, thông tin trên được lấy từ nguyên cứu của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam thực hiện.

Báo cáo cho biết, Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội, và cũng là khóa đầu tiên có 26,7% đại biểu là nữ. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội - đứng thứ 65 trên 162 quốc gia. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954) là nữ Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ chức vụ này.

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngBế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam có 'phát ngôn đúng mực' hơn nam đại biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Cần tạo môi trường cho nữ đại biểu Quốc hội phát huy tiềm năng của mình

Trưởng nhóm nghiên cứu - GS.TS Phạm Quang Minh (USSH) nhận định thêm:

“Hầu hết đại biểu được phỏng vấn cho rằng sẽ có lúc số nữ đại biểu Quốc hội và nam đại biểu Quốc hội là ngang nhau. Điều quan trọng là cần chung tay để tạo môi trường cho nữ đại biểu Quốc hội phát huy tiềm năng của họ”.

Nghiên cứu “Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016- 2021” cho thấy nam đại biểu Quốc hội chủ động hơn trong việc tiếp xúc với cử tri nhưng nữ đại biểu Quốc hội lại thường tiếp xúc với cử tri qua mạng xã hội hơn nam đại biểu.

Nghiên cứu cũng cho thấy trong kế hoạch hành động, nữ đại biểu quan tâm hơn tới các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; dân tộc; lao động thương binh và xã hội; tôn giáo và tín ngưỡng hơn so với nam đại biểu. Cả nam và nữ đại biểu Quốc hội đồng tình rằng nữ đại biểu thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong các lĩnh vực về giáo dục, y tế, lao động và việc làm.

Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo và đại biểu Quốc hội nữ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội

Về phẩm chất và năng lực, tỷ lệ nữ đại biểu coi trọng phẩm chất “phát ngôn đúng mực”“có khả năng thuyết phục” cao hơn so với nam đại biểu. Trong khi đó, nếu nói về lợi ích của cử tri tại địa phương ứng cử thì đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của cả nam và nữ đại biểu Quốc hội khi tham gia ý kiến về một vấn đề cụ thể. Đồng thời, nguyện vọng của cử tri là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.

Để đạt mục tiêu tăng số nữ đại biểu Quốc hội đến năm 2030, nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII). Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20-25% là nữ; đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đạt trên 35% là nữ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала