Tại sao châu Âu thiệt hại hàng tỷ USD vì các biện pháp trừng phạt Nga?

© REUTERS / Pool / Sean GallupThủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Đăng ký
Brussels đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới chống lại Moskva, dù cho sau nhiều năm đối đầu về chính trị, so với Nga, Liên minh châu Âu đã thiệt hại nhiều hơn từ các biện pháp chế tài lẫn nhau, ước tính hàng chục tỷ euro chỉ trong lĩnh vực kinh tế.

Châu Âu phải gánh chịu hậu quả như thế nào và nước nào thiệt hại lớn nhất - trong tài liệu của Sputnik.

Peter Stano, đại diện của cơ quan về chính sách đối ngoại EU tại cuộc họp ở Brussels cho biết: các biện pháp trừng phạt như vậy không phải là mục tiêu của Liên minh châu Âu, mà chỉ là công cụ hiệu quả để chống lại Nga. Cao ủy Ngoại giao châu Âu Josep Borrell, nói thêm: sau vụ bắt giữ Alexei Navalny, Nga sẽ bị trừng phạt vì vi phạm nhân quyền.

Euro - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2021
Các lệnh trừng phạt của EU chống Nga gây thiệt hại cho kinh tế Đức

EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga kể từ mùa hè năm 2014 do cuộc xung đột ở Ukraina, và mở rộng chế tài sau đó. Tháng Ba năm 2015, lãnh đạo của các quốc gia trong EU “buộc chặt” các biện pháp này với việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Moskva tuyên bố Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ ở Ukraina, và cũng không phải là chủ thể trong các thỏa thuận Minsk, mà chỉ là nước trung gian tham gia trong tiến trình hòa giải. Và Nga sẽ áp dụng những biện pháp hạn chế đáp trả có đi có lại.

Một năm sau, có thể thấy rõ ràng châu Âu đang mất nhiều hơn được. Từ tháng Ba năm 2014 đến tháng Ba năm 2015, Moskva thiệt hại 55 tỷ USD, còn EU - 110 tỷ. Đức bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, mất 700 triệu USD mỗi tháng do các lệnh trừng phạt song phương.

Nghị viện châu Âu khi đó khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt theo ngành "gây đau đớn và làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế (ở Nga), vì sụt giảm giá dầu". Và tác động ngắn hạn chính của các biện pháp "được thể hiện trong việc Nga bị hạn chế tiếp cận tín dụng, dòng vốn đầu tư từ phương Tây" và không thể quay trở lại thời kỳ có "tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn".

Tuy nhiên, vào năm 2018, chính cơ quan này lại thừa nhận: lệnh trừng phạt mang lại hiệu quả rất hạn chế.

"Bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Moskva, Nga đang đóng một vai trò ngày càng nổi bật trên diễn đàn thế giới. Các biện pháp trừng phạt đáp trả đã giúp ích cho nền nông nghiệp của nước này",- các đại biểu châu Âu nêu rõ.

Ngọn lửa thân thiện

Năm 2019, hai nhà kinh tế Matthieu Crozet từ Đại học Lĩnh Nam (Hồng Kông) và Julian Hinz từ Viện Kinh tế thế giới Keele đã đánh giá kết quả " 5 năm trừng phạt ". Theo tính toán của họ, Nga chiếm hơn một nửa số thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây - 2,2 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng. 45% còn lại với  tổng 1,8 tỷ, được chia sẻ cho những nước khởi xướng hạn chế. Dữ liệu này được công bố trong nghiên cứu "Ngọn lửa thân thiện: Tác động đến thương mại từ lệnh trừng phạt chống Nga, cũng như từ các biện pháp trả đũa".

Sơ đồ tính toán của các nhà kinh tế Crozet và Hinz được tạp chí khoa học có uy tín Economic Policy đăng tải. Cơ sở đánh giá là thương mại quốc tế sẽ phát triển như thế nào, nếu không có các lệnh hạn chế lẫn nhau, và trong môi trường ổn định.

Aero India-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Liên bang Nga mở rộng xuất khẩu vũ khí, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây

Sự khác biệt giữa trao đổi dòng thương mại tiềm năng cho tất cả các loại hàng hóa với những gì thực tế cho thấy sự thiệt hại. Cuối cùng, tổng mất mát hàng tháng là 4 tỷ đô la. Và Cộng hòa Liên bang Đức tổn thất nhiều nhất — 38% - thành tiền là 667 triệu USD. Các doanh nghiệp Pháp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Như lưu ý trong nghiên cứu của Crozet và Khintz, chuyển hướng xuất khẩu  sang các quốc gia khác vẫn không thể bù đắp được thiệt hại.

Gần đây, Bộ Kinh tế -Năng lượng Đức nêu cụ thể: các doanh nghiệp châu Âu đã lỗ hàng tỷ euro kể từ năm 2014 do lệnh trừng phạt chống Nga.

Năm 2018, Đức đã đưa khoảng 485 000 euro vào cơ sở dữ liệu tài sản và quỹ bị đóng băng do trừng phạt, Ireland — 24 000  euro, Ý — 94 000  euro, Hà Lan - 806 euro. Cao nhất là Síp - hơn 3 triệu euro.

Năm 2019, con số tương tự ở Đức - 337 000 euro, Ireland - 77 000 euro, Ý — 148 000 euro, Hà Lan - 819 euro. Năm 2020, ở Đức — 341 000 euro, Hà Lan - 761 euro.

Tổng cộng, kể từ năm 2014, Đức đã đóng băng khoảng 1,8 triệu euro. Còn kim ngạch thương mại giữa Đức và Nga năm 2014 là 67,7 tỷ euro, năm 2015 là 51,5 tỷ euro, năm 2016 là 48 tỷ euro.

Berlin đã nhiều lần tuyên bố Đức đang chịu nhiều thiệt hại nhất từ ​​cuộc chiến trừng phạt lẫn nhau. Mùa hè năm ngoái, nghị sỹ quốc hội Đức Markus Fronmeier trích dẫn số liệu, đưa tra kết quả gần với nghiên cứu của Crozet và Hinz: 618 triệu euro mỗi tháng (7,4 tỷ mỗi năm, chiếm 40% tổng thiệt hại của EU).

Nạn nhân chính

Các nhà kinh tế từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (Wiener Institut fur Internationale Wirtschaftsvergleiche - WIIW) cũng có đánh giá chi tiết về cuộc chiến giữa Brussels và Moskva.

Theo ước tính của WIIW, việc giảm xuất khẩu sang Nga khiến Đức thiệt hại 0,2% GDP trong thời kỳ 2014 - 2018, Áo thiệt hại 0,5% GDP. Trong số những nước có kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất có Cộng hòa Séc và Hungary (mỗi nước mất 0,6% GDP) và Slovakia (- 1% GDP). Tuy nhiên, về chỉ số tuyệt đối, Đức chính là nước chịu thiệt hại lớn nhất - 14 tỷ euro chỉ trong 2 năm đầu tiên thực hiện lệnh trừng phạt.

Liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, những lĩnh vực dẫn đầu bị thiệt hại nhiều nhất trong ”cuộc chiến”  là công nghiệp dệt may, dược phẩm, thiết bị điện, cơ khí và thiết bị giao thông.

Nhóm tác giả nghiên cứu cũng lưu ý việc các sản phẩm thực phẩm (Nga áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu thịt, sữa, cá, trái cây, rau quả từ EU kể từ tháng 8 năm 2014) "không đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của châu Âu" (ngoại trừ các nước vùng Baltic, Phần Lan, Đức, Hà Lan và Ba Lan).

“Ở Nga, người ta chỉ quan sát thấy lạm phát giá lương thực tăng vọt, nhưng việc đồng thời thay thế nhập khẩu góp phần vào sự hồi sinh của ngành nông nghiệp Nga, trở thành một trong những thành công rõ ràng của nền kinh tế”,- WIIW thừa nhận.

Tỷ trọng xuất khẩu của EU sang Nga đã giảm một nửa. Nhưng đồng thời, sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga đã tăng lên, đặc biệt là do nhu cầu về năng lượng và việc đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc- 2» sắp hoàn thành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала