"Về quan điểm đột biến thì không có mối liên hệ nào giữa virus Ebola và coronavirus. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến đột biến (COVID-19). Biến thể Nam Phi vẫn chưa phát hiện thấy ở Guinea. Chưa có ca nào.” - ông nói.
Đồng thời theo ông, có thể sử dụng các cơ chế chống COVID-19 đã hình thành trong nước để chống dịch Ebola.
“Tôi không thấy có thể xảy ra điều đó (Ebola gây ra đột biến COVID-19), bởi vì chúng là hai loại virus khác nhau, chúng không gần gũi với nhau. Về phương diện can thiệp, thì tình hình có thể phức tạp thêm, nhưng đồng thời các cơ chế và khả năng sẵn có để chống lại COVID-19 cũng đang giúp ích”, - ông nói.
Bệnh do virus Ebola gây ra là căn bệnh virus cấp tính ảnh hưởng đến con người và một số loài động vật. Dịch Ebola từng bùng phát ở Tây Phi vào năm 2015 và ảnh hưởng chủ yếu đến 3 quốc gia: Guinea, Sierra Leone và Liberia.
Cụ thể theo nhận định của ông Ki-Zerbo, có thể huy động luôn những công cụ giám sát, phòng thí nghiệm và thậm chí cả các phương pháp điều trị đã được xây dựng để chống lại COVID-19 cho công tác chống dịch Ebola. Tuy nhiên, cũng cần tăng cường đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia tại các địa phương.