“Theo tuổi tác mắt ngày càng mờ đi, nhất là những người ngay từ đầu có màu mắt nhạt. Ta vẫn hay nói là mắt bạc màu. Màu sắc của mống mắt phụ thuộc vào số lượng sắc tố: nếu có nhiều sắc tố trong mống mắt thì mắt có màu sẫm, và nếu ít sắc tố thì màu mắt nhạt hơn. Số lượng sắc tố có thể giảm dần theo tuổi tác, nên mắt sẽ nhạt màu hơn”, - bác sĩ giải thích.
Bác sĩ nhãn khoa nói rõ rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này có liên quan đến bệnh tật. Đồng thời, bà lưu ý bệnh thoái hóa võng mạc hay mắt có dị vật là hoàn toàn khác.
Làm thế nào có thể thay đổi màu mắt?
Các chuyên gia giải thích rằng có những phương pháp phẫu thuật để thay đổi màu sắc của mắt. Cụ thể, nhờ phương pháp hiệu chỉnh bằng tia laser có thể làm nhạt sắc tố của mống mắt, còn việc tiêm chất tạo màu có thể làm cho mắt sẫm hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Leshchenko đặc biệt khuyến nghị không nên lựa chọn phương pháp cực đoan như vậy và gọi những thủ thuật đó là độc hại.
“Nếu các chất tiêm vào có độc tính thì sẽ làm teo dây thần kinh thị giác và có thể xảy ra bất cứ điều gì khác. Đây là dạng phẫu thuật gây khuyết tật và nói thẳng ra là rất ít lợi ích. Nếu bạn muốn thay đổi màu mắt của mình thì hãy đeo kính áp tròng với bất kỳ màu nào: tím, hồng, đỏ, lốm đốm. Như vậy sẽ an toàn hơn nhiều so với việc phẫu thuật thay đổi màu mắt”, - bác sĩ quả quyết.
Theo chuyên gia lưu ý, màu mắt không liên quan gì đến việc cần phải bảo vệ mắt khỏi ánh nắng chói chang. Tất cả mọi người đều nên đeo kính râm khi ra nắng, bất kể mống mắt màu gì.