Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguyên nhân các ca phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin AstraZeneca

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNVaccine phòng COVID-19 do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển được sử dụng tại nhiều quốc gia.
Vaccine phòng COVID-19 do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển được sử dụng tại nhiều quốc gia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2021
Đăng ký
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến sáng 13/3, 12 trường hợp phản ứng phản vệ độ II sau tiêm vắc-xin AstraZeneca đã ổn định sức khỏe. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP.HCM, thành phố Hải Phòng và tỉnh Gia Lai báo cáo về việc điều tra nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Lập hội đồng đánh giá tai biến văc-xin Covid-19 sau tiêm

Theo văn bản của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã nhận được một số thông tin về các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại TP.HCM, thành phố Hải Phòng và tỉnh Gia Lai. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu 3 sở y tế khẩn trương xác minh thông tin, lập hội đồng đánh giá tai biến vắc-xin sau tiêm chủng, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm và triển khai các hoạt động theo quy định.

Vaccine được đảm bảo đúng quy định khi tiêm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Nhân viên y tế Việt Nam kể triệu chứng sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Việt Nam bắt đầu triển khai đợt tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên từ ngày 8/3 tại 13 tỉnh, thành phố đang là điểm nóng về phòng, chống dịch (Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM, Gia Lai, Quảng Ninh, Điện Biên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Giang, Bình Dương) và 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.

Báo cáo của Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia – nơi đang triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho biết trong gần 1.600 người tiêm đầu tiên, 410 người có phản ứng thông thường, chiếm tỷ lệ 26%; 12 trường hợp phải xử trí tại bệnh viện như nổi mày đay, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở, kẹt huyết áp, chiếm tỷ lệ 0,7%. Hiện 12 trường hợp phản ứng phản vệ độ II sau tiêm vắc-xin AstraZeneca đã ổn định sức khỏe.

Việt Nam sắp có 5,657 triệu liều vắc-xin Covid-19

Vắc-xin phòng Covid-19 sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên tại Việt Nam là vắc-xin của AstraZeneca, một trong ba vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, 117.600 liều vắc-xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế phối hợp với VNVC (đơn vị cung ứng, tiếp nhận lô vắc-xin này) khẩn trương vận chuyển đến các địa phương ngay sau khi vắc-xin được rà soát hồ sơ và kiểm định tính an toàn.

Cận cảnh lấy vaccine ngừa COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
AstraZeneca bị nhiều nước từ chối, vì sao Việt Nam vẫn tiêm?

Dự kiến, các đợt vắc-xin tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Ngoài ra, trong tháng 3-4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 5,657 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca. Trong đó, 4,177 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 do COVAX Facility hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cung ứng, 1,48 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca do Bộ Y tế mua thông qua Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin khác như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V)… để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vắc-xin phòng Covid-19 khác trên thế giới để nhập khẩu vắc-xin sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала