Như nhà báo viết, khủng hoảng y tế phát sinh trong bối cảnh đại dịch coronavirus đã cho thấy rằng cả một ngành công nghiệp đã rời bỏ châu Âu - hầu như không còn doanh nghiệp nào sản xuất khẩu trang, còn tới 80% nguyên liệu dành chế thuốc thì sản xuất ở bên ngoài châu lục. Trong khi đó Trung Quốc là nơi khởi phát coronavirus lại có dịp làm giàu do sự phát triển bùng nổ trong xuất khẩu sản phẩm y tế, - quan sát viên Herblay nhận xét.
Tác giả bài báo thấy đây là trách nhiệm trực tiếp của Liên minh châu Âu, chuyên trách các hiệp định thương mại và ngăn cản việc cung cấp ưu đãi cho thương mại châu Âu, cũng như khuyến nghị các nước cắt bớt kinh phí y tế và giảm lương y bác sĩ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo quan điểm của nhà báo, lẽ ra EU có thể dành hỗ trợ đáng kể hơn cho các nước thành viên. Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đã thông qua kế hoạch hỗ trợ thứ ba và số tiền được phân bổ cho năm 2020 và 2021 đạt 5 nghìn tỷ USD, trong khi ở châu Âu, con số này chỉ là 300 tỷ euro.
Đồng thời, như nhà báo chỉ ra, chiến lược của Vương quốc Anh về đấu tranh chống coronavirus hóa ra lại thành công hơn so với cách thức của Liên minh châu Âu, bất kể người ta đã dự đoán sẽ có nhiều tai hoạ cho Vương quốc này sau Brexit.
Laurent Herblay viết: «EU chậm chạp và tồi tệ trong các cuộc đàm phán của mình, đến nỗi ngày càng nhiều nước châu Âu bắt đầu tự hành động, mua vaccine của Nga và Trung Quốc». Do đó, xét theo chiến lược của Brussels, «các nước EU sẽ phải trả giá đắt cho «thất bại của chủ thuyết vaccine EU» trong một thời gian dài nữa», - nhà báo kết luận.
Ông cho rằng điều này sẽ không trôi qua mà không in vết xấu cho hình ảnh của EU.
«EU chỉ là một cấu trúc quan liêu bổ sung và không thích nghi với thời cuộc, làm tê liệt và phân tán chúng ta chứ chưa bao giờ phục vụ cho lợi ích của chúng ta», - quan sát viên đánh giá.
Giờ đây, đại dịch đã cung cấp cho những người ủng hộ ý tưởng Frexit có thêm những luận chứng mới để xúc tiến cuộc «ly hôn» không tránh khỏi.
Đọc thêm: