Đã rõ về chiến lược của Đức với «Dòng chảy phương Bắc-2»

© Ảnh : Nord Stream 2 / Igor KuznetsovVận hành thiết bị trên bờ ở Nga
Vận hành thiết bị trên bờ ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Đức muốn giành lợi thế về thời gian trong khi có những bất đồng với Hoa Kỳ về «Dòng chảy phương Bắc - 2», cố gắng tham gia hoàn thành dự án, như Reuters đưa tin dẫn nguồn từ các nhà ngoại giao châu Âu.

Chiến lược tốt nhất trong việc xây dựng «Dòng chảy phương Bắc - 2»

Theo đánh giá của các nhà phân tích, đường ống dẫn khí đốt đã sẵn sàng đến 95% và có thể hoàn thành vào khoảng tháng 9. Do đó, Berlin cho rằng sau khi đường ống được khơi thông và vận hành, tình hình sẽ khác đi cả đối với Washington, còn những phát ngôn hoa mỹ của các chính trị gia Hoa Kỳ sẽ chuyển sang phía thực dụng hơn.

«Berlin tính toán rằng chiến lược tốt nhất là đặt Hoa Kỳ trước «sự đã rồi» với thực tế là dự án đã hoàn tất», - bài báo viết.

Ngoài ra, theo ý kiến của các nhà ngoại giao châu Âu, CHLB Đức cho rằng dù sao chính quyền Hoa Kỳ vẫn có nguyện vọng đàm phán về vấn đề đường ống dẫn khí đốt và muốn tìm kiếm giải pháp chung.

Nhà ngoại giao Đức Wolfgang Ischinger - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Nhà ngoại giao Đức nêu điều kiện hoàn thành «Dòng chảy phương Bắc -2»

Đồng thời, như nguồn tin nói với Reuters tại Washington, Hoa Kỳ tiếp tục hiệp lực với Chính phủ Đức để làm rõ các rủi ro trừng phạt. Những người đối thoại với hãng thông tấn nhấn mạnh rằng phía Mỹ không có nghĩa vụ phải đề xuất các phương án trong tình hình hiện tại, bởi họ coi «Dòng chảy phương Bắc - 2» chỉ là vấn đề của Đức.

Công trình xây dựng đường ống dẫn khí

«Dòng chảy phương Bắc - 2» dự trù ​​xây dựng hai nhánh đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Ngoài ra, đường ống sẽ chạy qua các vùng lãnh thổ hoặc khu đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.

Hoa Kỳ ráo riết phản đối đường ống này, quảng bá thúc đẩy bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình cho EU, cũng như Ukraina, Ba Lan, Latvia và Lithuania cũng phản đối, những nước này gọi «Dòng chảy phương Bắc - 2» là dự án chính trị. Matxcơva nhiều lần chỉ ra rằng công trình xây dựng đường ống mang bản chất kinh tế thuần túy, còn Berlin và Vienna tán đồng với ý này.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала