Đó là ý kiến của bà Ksenia Efremova, nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Các Dự án Khu vực của trường MGIMO đồng thời là chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế.
Biểu tình phản đối ở Myanmar sẽ kết thúc như thế nào?
«Hiện tại, kịch bản thực tế nhất là phái quân sự có thể trấn áp dẹp yên các cuộc biểu tình trên đường phố và qua một năm sẽ tổ chức cuộc bầu cử như đã hứa hẹn. Hẳn là họ sẽ thay đổi hệ thống bầu cử, từ bỏ nguyên tắc «First Past the Post» (ai dẫn đầu sẽ nhận được tất cả), vốn đã đảm bảo cho đảng cầm quyền cũ khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn dân hồi tháng 11 năm ngoái», - bà Efremova nói.
Đồng thời, bà cũng lưu ý rằng, khả năng phái quân sự thả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi theo đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, là «cực kỳ hãn hữu», nếu tính đến mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc về tội tham nhũng và phản quốc đối với bà này.
«Theo nhãn quan của tôi, lập trường của Nga là hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm giải quyết hòa bình với cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Myanmar, đồng thời giữ vững lập trường không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Myanmar có chủ quyền», - chuyên gia nói thêm trong cuộc đàm đạo với phóng viên.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm và cách chức ban lãnh đạo đất nước, bao gồm Tổng thống và Cố vấn nhà nước.
Các đại diện quân đội lý giải điều này là do có gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Quân đội đã thành lập Nội các mới. Kể từ đầu tháng Hai, cư dân trong nước đã xuống đường biểu tình phản đối và bị lực lượng an ninh đàn áp nghiêm ngặt.