Việt Nam: Thực hư chuyện thuỷ điện gây lũ?

Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hơn ba thập kỷ trở lại đây, xu hướng công nghiệp hóa nền kinh tế tại Việt Nam khiến nhu cầu tăng cao về các nguồn năng lượng là tất yếu, trong đó có năng lượng điện. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam đã xây dựng nhiều đập thủy điện trên các dòng sông.

Thủy điện - Nguồn năng lượng xanh

Có thể nói, công cuộc xây dựng thủy điện tại Việt Nam trải qua chặng đường khó khăn, gian khổ nhưng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế nước này. Ngoài ra, các nhà máy thủy điện còn đóng vai trò điều tiết lũ, cấp nước cho hạ du, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo một nghiên cứu về thủy điện trên sông Mekong (2010) của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đánh giá:

Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2021
Nhà máy thủy điện Hòa Bình khởi đầu cuộc sống mới

“Thủy điện lâu nay vẫn được coi là một nguồn “năng lượng xanh” vì có thể tái tạo và không phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, các đập nước trên lý thuyết còn giúp kiểm soát dòng chảy, điều chỉnh lưu lượng nước, phòng chống lũ lụt hay hạn hán tại hạ nguồn; giúp phát triển nông nghiệp. Chính vì thế, trong khi việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng biển, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…còn gặp nhiều trở ngại về tài chính và kỹ thuật thì thủy điện luôn là một lựa chọn không dễ bỏ qua”.

Mặt khác, chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hàng năm dành cho thuỷ điện so với các công nghệ năng lượng khác là thấp. Không những vậy, do vị trí địa lý nằm ở hạ du dòng Mekong, Việt Nam tận dụng được lợi thế từ thuỷ điện. Chi phí thực tế để sản xuất điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam hiện nay dao động khoảng 2-3 cent/kWh; trong khi giá thành sản xuất điện của các loại hình năng lượng năm 2018 là 1.727 đồng/kWh, tương đương trên 7 cent.

Tính trên thế giới, các nhà máy thuỷ điện đã đóng góp làm giảm gần 2,8 tỷ tấn phát thải khí các-bon. Tại Việt Nam, thuỷ điện Trung Sơn, một dự án giữa Ngân hàng thế giới (World Bank), được xây dựng trên sông Mã, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá sau khi đi vào hoạt động vào năm 2017 đã bổ sung thêm điện năng vào lưới điện quốc gia, đồng thời giúp làm giảm 1 triệu tấn phát thải khí các-bon hàng năm. Đây cũng là một trong những dự án thuỷ điện mang lại hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, xã hội của tất cả các hoạt động thi công, vận hành có liên quan đến dự án. Đặc biệt đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án được cải thiện đáng kể sau khi dự án hoàn thành.

Liệu thuỷ điện là nguyên nhân "lũ chồng lũ”?

Một số ý kiến chỉ trích thuỷ điện là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “lũ chồng lũ”, tuy nhiên không hẳn vậy. Chia sẻ với Sputnik, PGS.TS Vũ Thanh Ca - Giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, khẳng định: Hầu hết các vấn đề liên quan đến bờ biển, thủy điện. Chẳng hạn, xói lở bờ biển thủy điện là thủ phạm chính gây xói lở bờ sông, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra lũ lụt. PGS.TS Vũ Thanh Ca cho biết:

“Thuỷ điện ở bờ điển chặn hết bùn cát chảy ra biển, không còn bùn cát nữa trong khi sóng vẫn tiếp tục vỗ vào bờ, mang bùn cát ra xa. Bùn có tác dụng rất lớn đối với việc phá sóng. Tức là khi có bùn, sóng rất khó để truyền động lực và mất năng lượng, khi sóng đánh vào bờ thì yếu đi rất nhiều. Khi không còn bùn mà chỉ còn cát thì sóng dễ dàng truyền lực và gây ra xói lở. Thủy điện cũng có những nguy cơ gây lũ quét rất lớn nếu đập bị vỡ; nhưng không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ. Nếu không có đập thủy điện lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện lũ cao hơn rất nhiều”.
© Sputnik / Lena ChuPGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tại một buổi Toạ đàm khoa học
Việt Nam: Thực hư chuyện thuỷ điện gây lũ?  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tại một buổi Toạ đàm khoa học

Theo phân tích của chuyên gia này, thuỷ điện không hề gây lũ mà còn làm giảm lũ. Theo quy trình thuỷ điện, lượng nước trong hồ xả lũ có thể tăng lên nhưng luôn thấp hơn lượng lũ về nên mực nước mới tăng lên. Khi mực nước tăng, hồ không thể giữ thêm nước nữa, vì khả năng vỡ đập cao, lưu lượng tới bao nhiêu xả bấy nhiêu. Như vậy, có hồ cũng như không có hồ. Hồ giữ được một phần nước, sau đó xả như tự nhiên. Như vậy, không có lý do hồ xả làm hạ du nhiều nước hơn. Khi mưa xuống, cành cây, thân cây, thảm thực vật lưu giữ khoảng 50mm nước, nhưng mặt hồ lưu giữ 4m nước, do đó, hồ vẫn giữ được rất nhiều nước để giảm lũ.

Cũng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, các hồ thuỷ điện tại Việt Nam đều được vận hành theo quy trình quốc tế như thuỷ điện Hoà Bình. Các dự án thuỷ điện thường đi kèm các hệ quả cực kỳ phức tạp về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hệ luỵ đó xảy ra khi các dự án thuỷ điện không được triển khai đúng cách. Song song với đó cần phải nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng thủy điện và hạ tầng thủy điện để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала