Việt Nam nói gì về bảo vệ công dân, giữ hòa bình thế giới?

© Sputnik / Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam đưa ra phát ngôn chính thức về tình hình tại Myanmar, Libya và làn sóng tẩy chay người Châu Á tại Hoa Kỳ.

Chiều ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng và các cán bộ chuyên trách Bộ Ngoại giao đã trả lời báo chí trong và ngoài nước về một số vấn đề “nóng” tại cuộc họp báo thường kỳ.

Việt Nam bảo vệ công dân trước làn sóng kỳ thị người Châu Á

Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định bảo hộ công dân là một trong những ưu tiên hàng đầu của đối ngoại Việt Nam nói riêng và chính sách của Đảng nói chung. 

Antonio Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Tổng thư ký LHQ kêu gọi không làm hại người châu Á trong bối cảnh đại dịch coronavirus

Theo bà Hằng, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp chặt chẽ để đảm bảo thực hiện bảo hộ công dân nhằm để đảm bảo an toàn cũng như là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

“Với các thông tin về người Việt Nam bị xâm hại và ảnh hưởng có thể liên hệ và thông báo qua tổng đài bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự cũng như qua đường dây nóng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài". 

Ngày 16/3 vừa qua, một vụ xả súng đẫm máu tại khiến 8 người, bao gồm 6 phụ nữ gốc Á, thiệt mạng tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ đã dấy lên phong trào ủng hộ cộng đồng gốc Á tại Hoa Kỳ. 

Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến làn sóng kỳ thị người châu Á lan rộng trên toàn thế giới kèm theo các hành động thù ghét, bạo lực đối với cộng đồng người châu Á. Ngày 22/3, Tổng thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres đã lên án và bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này. 

Việt Nam yêu cầu Indonesia trả tự do cho 32 ngư dân 

Ngày 18/3/2021, hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu BV4419TS với 20 ngư dân và BL93333TS với 12 ngư dân, bị phía Indonesia bắt giữ trong khi đang đánh cá tại khu vực đường phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia. Trả lời phóng viên về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: 

“Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã tuyên truyền và đề nghị phía Indonesia trao trả ngư dân và tàu cá. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia liên hệ với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin, làm rõ vụ việc và sẵn sàng tiến hành bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.” 

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên hệ trao đổi với các cơ quan và địa phương liên quan để thu thập thêm thông tin, có cơ sở tiếp tục trao đổi với phía Indonesia về vụ việc nói trên dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Bà Hằng cũng cho biết sẽ thông tin thêm khi có cập nhật mới.

Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định 

Trả lời câu hỏi của Đài truyền hình Phượng Hoàng về quan điểm, cách tiếp cận của Việt Nam đối với tình hình tại Myanmar với vai trò là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và ASEAN với vai trò là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và ASEAN, ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế Bộ Ngoại giao cho biết:

“Từ góc độ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan này đã hai lần họp về tình hình ở đây và thông qua hai tuyên bố. Ngày 10/3 đã thông qua tuyên bố Chủ tịch của Hội đồng Bảo an. Nội dung chính kêu gọi các bên kiềm chế sử dụng vũ lực, bảo đảm an toàn và tiếp cận nhân đạo cho người dân và khẳng định ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar giải quyết vấn đề với mục tiêu cao nhất vì lợi ích của người dân Myanmar. Việt Nam là nước láng giềng trong khu vực cũng như thành viên trong ASEAN, là nước ASEAN duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chính vì vậy chúng tôi rất quan tâm theo dõi tình hình ở Myanmar và chủ động tích cực tham gia trong các trao đổi về tình hình Myanmar tại ASEAN cũng như tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Với tư cách là nước ASEAN duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chúng tôi nỗ lực đóng vai trò cầu nối giữa các nỗ lực quốc tế với nỗ lực của khu vực với mong muốn Myanmar sớm ổn định, xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như tiến trình xây dựng ASEAN”. 
© Sputnik / Taras IvanovĐỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao
Việt Nam nói gì về bảo vệ công dân, giữ hòa bình thế giới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao

Ông Đỗ Hùng Việt cũng chia sẻ thông tin về Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 4 tới: 

“Về chương trình tháng 4/2021 hiện chưa có cuộc họp chính thức nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar được lên kế hoạch. Tuy nhiên, Myanmar là vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an, do vậy cũng không loại trừ khả năng có quốc gia yêu cầu cuộc họp. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chúng tôi sẽ xử lý yêu cầu đó phù hợp với thủ tục và quy định hoạt động của Hội đồng Bảo an”. 
Việt Nam hoan nghênh chính phủ lâm thời tại Libya

Phản hồi câu hỏi của báo chí về quan điểm của Việt Nam đối với tình hình diễn ra tại Libya gần đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: 

“Quan điểm của Việt Nam hoan nghênh việc Libya bầu chính phủ lâm thời nhằm dẫn dắt đất nước hướng đến cuộc bầu cử chính thức vào tháng 12/2021 và kêu gọi các bên liên quan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã ký kết vào tháng 10/2020 và thời hạn tổ chức bầu cử chính thức. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao vai trò hỗ trợ của Liên hợp quốc, Phái bộ Liên hợp quốc tại Libya, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong ổn định tình hình và trong tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho vấn đề Libya”. 

Sáng 24/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến công khai về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNSMIL).

Tại cuộc họp trực tuyến, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đánh giá cao những tiến triển quan trọng về chính trị và an ninh ở Libya, khẳng định lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với một giải pháp chính trị toàn diện do người Libya dẫn dắt và làm chủ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Libya. Đại sứ kêu gọi tăng cường hơn nữa các nỗ lực để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ thường dân trước nguy cơ do vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh gây ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала