Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia đang ở thăm Tokyo để hội đàm song phương với đồng cấp Nhật Bản và dự cuộc gặp cấp bộ trưởng khuôn khổ 2 + 2 lần thứ hai kể từ năm 2015.
Vẫn chưa được công bố khi nào và địa điểm cụ thể sẽ tập trận chung
Hòi tháng 10 năm ngoái, các bên đã tổ chức tập trận hải quân trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi bờ biển phía Tây đảo Natuna. Indonesia và Trung Quốc đang có tranh chấp về đường phân định vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, vì vậy giới quan sát cho rằng việc tổ chức tập trận chung mới ở đó có thể coi là động thái khiêu khích Trung Quốc. Hơn nữa, Nhật Bản bằng mọi cách có thể nhấn mạnh rằng họ đang phát triển quan hệ quân sự với các đối tác ở Đông Nam Á nhằm đáp trả chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực này.
Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ là thành phần của "bộ tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương”, một trong những cơ chế khu vực chính chống Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết rằng. rất có thể Nhật Bản sẽ lôi kéo Indonesia vào "bộ tứ". Tuy nhiên, chuyên gia loại trừ khả năng Indonesia sẽ có động thái đáp ứng:
“Indonesia khó có khả năng tham gia vào "bộ tứ" này trong tương lai gần, khó có kế hoạch như vậy vào lúc này. Lý do rất đơn giản - mâu thuẫn và bất đồng giữa Indonesia và Trung Quốc chưa đến mức nước này có thể thực hiện động thái chống Trung Quốc rõ rệt như vậy. Điều này chắc chắn sẽ gây phản ứng tiêu cực đối với Bắc Kinh, và những bất mà điều này gây ra sẽ lớn hơn những lợi thế mà họ có thể tính đến. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo sáng suốt của Indonesia hiểu rất rõ điều này. Nếu so sánh với Việt Nam, nước có quan hệ căng thẳng hơn nhiều với Trung Quốc, nhưng Việt Nam thậm chí không có dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định tham gia "bộ tứ". Bản thân các thành viên "bộ tứ" cũng chưa nêu tên các ứng cử viên cụ thể cho tư cách thành viên mới của liên minh. Trước mắt, tôi không thấy nước nào có thể vào bộ tứ, dù bản thân bộ tứ không phải điều gì cũng nhất quán, nên Indonesia khó có thể bước vào câu lạc bộ chống Trung Quốc này trong tương lai gần. Indonesia đang cố gắng cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ, và sẽ duy trì sự cân bằng này trong tương lai”.
Các cách tiếp cận khác nhau đối với tình hình ở Myanmar
Cuộc gặp cấp bộ trưởng ở Tokyo cũng phản ánh các cách tiếp cận khác nhau của Nhật Bản và Indonesia đối với tình hình ở Myanmar. Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong ngày 1 tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Indonesia, các ông Toshimitsu Motegi và Retno Marsudi, đã hai lần điện đàm thảo luận về vấn đề này. Sau cuộc gặp tại Tokyo, các bên nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm cải thiện tình hình Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản hoan nghênh nỗ lực của ASEAN trong việc ứng phó với khủng hoảng Myanmar. Theo các hãng thông tấn phương Tây, ông "chỉ trích gay gắt" việc quân đội Myanmar gia tăng đàn áp các cuộc biểu tình của dân thường. Trong khi đó, không có thông tin gì về phản ứng của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia trước những đánh giá này của phía Nhật Bản, cũng như việc ông Retno Marsoudi tuyên bố lên án hành động của chính quyền quân sự Myanmar.