Liệu dòng vốn nước ngoài có cứu được khủng hoảng ở Trung Quốc?

© AP Photo / Mark SchiefelbeinNgười đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Đăng ký
Năm 2020, Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn 81% so với một năm trước đó.

Trung Quốc năm ngoái đã thu hút được 520,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, theo dữ liệu trong bản báo cáo của Cục kiểm soát tiền tệ CHND Trung Hoa. Ngược lại, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm 20% do ảnh hưởng của tình hình tiêu cực trên thị trường thế giới.

tàu Trung Quốc đang chuyển dầu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2020
Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

Theo bản báo cáo, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng 14%. Nhu cầu vốn nước ngoài cao nhất là các khoản đầu tư. Như vậy, gần một nửa tổng số khoản đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2020 - khoảng 255 tỷ USD - rơi vào thị trường chứng khoán. Ở đây, mức tăng so với năm 2019 là 73%. Trong tổng danh mục chứng khoán, trái phiếu chính phủ trở thành thị trường nóng thực sự. Tỷ lệ dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng đổ vào trái phiếu lên tới 86% (190,5 tỷ USD).

Khủng hoảng COVID làm thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường thế giới

Đại dịch coronavirus đã vô tình buộc các nhà đầu tư phải xem xét lại chiến lược của mình. Và cán cân quyền lực trên thị trường thế giới, như thường xảy ra trong các giai đoạn khủng hoảng, đã thay đổi. Nếu trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Trung Quốc nổi bật do các biện pháp kích thích chưa từng có (khi đó tổng gói các biện pháp hỗ trợ kinh tế do chính quyền đưa ra vượt quá 12% GDP của cả nước), thì giờ đây Mỹ đang nắm trong tay “cành cọ dẫn đầu” cùng một số nước phát triển khác. Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, Hoa Kỳ đã phân bổ 5,3 nghìn tỷ USD cho các biện pháp hỗ trợ khác nhau, bao gồm cả các khoản chi trả trực tiếp cho người dân. Có thể nói rằng một phần năm tổng số đô la lưu hành trên thế giới được in ra trong năm 2020. Đồng thời, các nước châu Âu cũng dành một phần đáng kể trong GDP của mình cho các biện pháp ưu đãi. Con số này, thay đổi theo từng quốc gia, dao động từ 1,5% đến 6% GDP. Để so sánh: trong cuộc khủng hoảng năm 2008, các yếu tố kích thích của châu Âu đạt trung bình khoảng 2% GDP.

Liên hợp chế tạo Gang thép Trùng Khánh ở Changshou, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
Nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ thống trị thế giới

Chính sách tiền tệ tích cực nhằm bơm thanh khoản vào nền kinh tế chỉ có thể thực hiện được trong môi trường lãi suất cực thấp. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm nằm trong khoảng 1,7%. Lợi tức của chứng khoán châu Âu có xu hướng bằng không, và đôi khi thậm chí là giá trị âm. Ví dụ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CHLB Đức là âm 0,303%. Vương quốc Anh có nhiều chứng khoán sinh lời nhất. Hiệu suất của chúng là + 0,831%.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc đã “đặt cược” vào biện pháp kích thích tài chính. Thuế được giảm. Thâm hụt ngân sách tăng lên 3,6%. Tuy nhiên, chính quyền đất nước xử lý các phương pháp kích thích tiền tệ một cách hết sức thận trọng. Kết quả là Trung Quốc đã có thể duy trì một chính sách tiền tệ vừa phải và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm luôn đưa ra mức lãi trên 3%. Do độ tin cậy của các chứng khoán này không thấp hơn so với các chứng khoán Mỹ hoặc châu Âu, nên sự lựa chọn này là điều hiển nhiên đối với các nhà đầu tư.

Giới đầu tư đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng phát triển của nền kinh tế và thị trường Trung Quốc, vì Trung Quốc đối phó với đại dịch tốt hơn so với nhiều nước phát triển. Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc tích cực ủng hộ xu hướng này và không ngừng cải cách khu vực tài chính, tăng mức độ mở cửa lĩnh vực này với thế giới bên ngoài ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, theo ý kiến của nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh tại Đại học Thanh Hoa Bian Yongzu.

Joe Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Tại sao Biden hoãn áp dụng lệnh cấm đầu tư vào công ty Trung Quốc?

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Trung Quốc liên tục nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài và dỡ bỏ các hạn chế hiện có. Gần đây, Ủy ban điều hành hoạt động bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc ra thông báo cho biết dỡ bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài về tỷ lệ sở hữu 51 % trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ . Năm ngoái, các hạn chế tương tự cũng đã được hủy bỏ trong ngành tài chính. Đặc biệt, các giới hạn cổ phần vốn nước ngoài tại các công ty môi giới, công ty quản lý tài sản và giao dịch kỳ hạn đã được bỏ.

Nhiều ngân hàng và công ty đầu tư đa quốc gia đã tận dụng cơ hội này. JP Morgan trở thành công ty đầu tiên nhận toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Theo sau là các công ty lớn khác trên thế giới - UBS Group AG, Nomura Holdings Inc. và Credit Suisse - họ cũng gửi đơn đăng ký để mở rộng cổ phần của mình trong doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc. Đầu năm nay, PayPal đã mua lại cổ phần từ đối tác Trung Quốc GoPay và trở thành công ty tài chính nước ngoài đầu tiên giành quyền kiểm soát 100% nền tảng thanh toán ở Trung Quốc. Nhiều chuyên gia nhất trí rằng trung tâm thu hút đầu tư và tài chính đã chuyển sang phía đông. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ vẫn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư toàn cầu trong tương lai, trừ khi nước này giảm tốc độ cải cách thị trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала