Quan hệ Việt - Trung gia tăng căng thẳng
Theo Nikkei Asia Review, việc Trung Quốc tăng cường chính sách gây hấn có thể thúc đẩy Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, và nêu ra ví dụ về những hành động gây bất bình ở Việt Nam: từ vụ đánh chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông đến việc Bắc Kinh gây sức ép hủy hợp đồng với các công ty dầu khí nước ngoài trên vùng biển Việt Nam, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la.
Trong số những lý do khiến tồn tại tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam, bài báo đề cập đến các các con đập Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong, làm mất nước, gây nhiễm mặn cho đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính của Việt Nam, và về hàng hóa độc hại từ Trung Quốc, sự bóc lột trong các công ty Trung Quốc. Đó là chưa kể đến nhiều vụ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông, quân sự hóa các đảo mà Việt Nam coi là của mình, cũng như việc Trung Quốc tiếp cận căn cứ hải quân Ream (Campuchia), nằm gần biên giới với Việt Nam.
Thỏa thuận «Bộ Tứ» bắt đầu có hiệu lực
Trong điều kiện đó, Hà Nội quan tâm đến việc tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, theo tác giả bài báo. Việt Nam đã nhận được lời mời tham gia dự án do Nhật Bản khởi xướng cách đây 13 năm và được Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi sinh. Ở đây là Đối thoại An ninh Bốn bên, hay còn được gọi là "QUAD" («Bộ Tứ») - liên minh quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Hội nghị thượng đỉnh chính thức đầu tiên của «Bộ Tứ» mới được tổ chức gần đây, và cuộc tập trận hải quân bốn nước, thêm sự tham gia của Pháp, bắt đầu diễn ra tại Vịnh Bengal trong tuần này. Một số quốc gia cả phương Tây và phương Đông đang nghĩ đến việc tham gia QUAD. Nhưng với điều này, Việt Nam cần xem xét lại nguyên tắc "ba không" - không đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, không liên minh quân sự và cũng không tham gia bất cứ liên minh nào để chống lại bên thứ ba. Mặc dù, như các chuyên gia nhận tháy, trong Sách Trắng về Quốc phòng năm 2019, Hà Nội có lưu ý đến khả năng "Việt Nam sẽ xem xét khả năng phát triển các mối quan hệ quốc phòng và quân sự cần thiết với các nước khác".
ASEAN phải quyết định
«QUAD là một hiện thân thiết thực cho chiến lược của Mỹ về một “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ” - Alexander Ivanov, Đại diện thường trực của Nga tại ASEAN, cho biết trong bài giảng tại MGIMO, - “ASEAN cũng có tầm nhìn của riêng mình về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, khác với của Mỹ. Khái niệm ASEAN về "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở" dựa trên sự hợp tác, thống nhất, còn khái niệm của Mỹ dựa trên sự tách biệt. Trong một tài liệu của Lầu Năm Góc nói về chiến lược này, tất cả các nước trong khu vực được chia thành các loại: đồng minh, đối tác, đối thủ, bị ruồng bỏ. Tài liệu chính thức và tuyên bố của các chính trị gia, giới quân sự, chuyên gia Mỹ nhận định như sau: chúng ta đang tăng cường đối đầu với Bắc Kinh và Moskva, những nước đang cố gắng kiểm soát hành động của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ không dừng lại trước việc sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích rộng lớn của mình trong khu vực, Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, quyết định chương trình nghị sự quốc tế, v.v. Tôi tin rằng cách thức phát triển sự kiện, liệu khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có trở thành một khu vực hòa bình - hợp tác hay xung đột và đối đầu, phần lớn sẽ phụ thuộc vào ASEAN và khả năng duy trì sự thống nhất cũng như vai trò trung tâm thực sự của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của an ninh toàn cầu và hòa bình".