«Cao ủy lưu ý rằng có âm hưởng rõ ràng về tình hình ở Syria vào năm 2011, nơi chúng ta đã chứng kiến cảnh những người biểu tình ôn hòa vấp phải việc sử dụng vũ lực không cần thiết và không cân xứng. Sự truy đuổi đàn áp từ phía Nhà nước đối với các công dân của mình đã dẫn đến chỗ một số người cầm vũ khí chống lại, sau đó bạo lực nhanh chóng lan tràn khắp đất nước», - phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Office of High Commissioner for Human Rights, OHCHR) là Ravina Shamdasani dẫn tuyên bố của bà Bachelet.
Theo lời bà, khi đó người đứng đầu OHCHR lúc bấy giờ cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tác động đến tình hình, nhưng điều này đã không được thực hiện, dẫn đến bắt đầu xung đột kéo dài nhiều năm.
Những sai lầm chết người trong quá khứ
«Cao ủy lo ngại rằng tình hình ở Myanmar đang dẫn tới mở rộng xung đột toàn diện. Các quốc gia không nên để tái diễn những sai lầm chết người từng phạm phải trong quá khứ ở Syria và những nơi khác», - phát ngôn viên Shamdasani nhấn mạnh.
Bà nói thêm rằng, theo lời Cao uỷ Bachelet, các cáo buộc và lệnh trừng phạt chưa có tác động mạnh đến tình hình, vì vậy cộng đồng quốc tế cần gây áp lực thống nhất với phái quân sự ở Myanmar, cũng như cắt nguồn tài trợ và hỗ trợ quân sự của họ.
Hôm qua, đại diện chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Stefan Dujarrick tuyên bố rằng ở Myanmar kể từ đầu cuộc khủng hoảng đã có ít nhất 707 người thiệt mạng.
Đọc thêm: