Trả lời phỏng vấn Sputnik, giới chuyên gia đã nêu ý kiến như vậy khi bình luận tài liệu bằng chứng của Bắc Kinh về việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc bằng cách ủng hộ phe ly khai tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Bằng chứng về việc sử dụng Tân Cương để kiểm soát Trung Quốc đã được Bắc Kinh lan truyền rộng rãi thông qua các kênh chính thức, trên mạng xã hội trong nước và quốc tế. Một trong số các bằng chứng đó là video phỏng vấn cựu phiên dịch viên FBI Sibel Edmonds. Cụ thể, bà Sibel Edmonds thừa nhận rằng chính phủ Mỹ đã tài trợ cho các cuộc tấn công vào Tân Cương nhằm cắt đứt liên hệ giữa Trung Quốc với các nhà cung cấp năng lượng Trung Á. Bà Sibel Edmonds cũng nói rằng "chúng tôi (người Mỹ) không bao giờ để tâm đến những gì các dân tộc thiểu số ở Tân Cương quan tâm, bởi vì những người đó không thuộc lợi ích của Mỹ, nếu như không thể sử dụng họ để đạt được mục tiêu của chúng tôi." Những người tham gia cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư đã được xem video nói về lời thừa nhận này.
2015 interview of Sibel Edmonds in which she described how & why Xinjiang will be used as the new geopolitical issues (Tibet, Taiwan) against China, with Chinese subtitles - link for full interview at the following site:https://t.co/HFfNv8IPcq pic.twitter.com/saUA8SP5Td
— Raam Beart 🥭 (@raam_beart) April 10, 2021
Kế hoạch khiêu khích của Mỹ
Có thể thấy các bằng chứng khác về các kế hoạch khiêu khích của Mỹ qua video về sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Lawrence Wilkerson, cũng được trình chiếu tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Quân nhân Mỹ nói rằng cách tốt nhất để CIA gây bất ổn ở Trung Quốc là tiến hành các chiến dịch lợi dụng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
It’s also evidence that the US strategic conspiracy is to destabilize #Xinjiang to contain China’s development, as Lawrence Wilkerson admitted. pic.twitter.com/b2IAoxZcNf
— Hua Chunying 华春莹 (@SpokespersonCHN) March 31, 2021
Các cuộc phỏng vấn này được thực hiện trong những năm 2015 và 2018. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) lấy làm tiếc rằng Mỹ không dẫn ra các bằng chứng này khi nói đến Tân Cương. Theo ông, cả hai đoạn video nói trên đều chứng tỏ việc Mỹ sử dụng "điều dối trá thế kỷ" chống Trung Quốc, tiết lộ kế hoạch gieo rắc sự hỗn loạn tại Tân Cương nhằm kiểm soát Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Boris Dolgov tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng tình hình bất ổn ở Tân Cương phù hợp với chiến lược của Mỹ nhằm chống Trung Quốc với tư cách là đối thủ chính của họ:
“Mỹ vì lợi ích của mình mà hỗ trợ phe ly khai ở Tân Cương nhằm chống chính phủ Trung Quốc. Theo quan điểm của họ, mục tiêu điều này hợp với logic - làm suy yếu Trung Quốc và gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc. Đối với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Iran là các đối thủ. Biden củng cố ưu tiên này và gọi Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ hướng đến mục đích kiềm chế Trung Quốc, vì Mỹ coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguy cơ đe dọa trực tiếp đối với ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu”.
Trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo nói chung, ai cũng biết chuyện Mỹ sử dụng các nhóm Hồi giáo cực đoan vào các mục đích riêng của mình ở Trung Đông. Chuyên gia Boris Dolgov lưu ý rằng trong các nhóm này cũng có những người nhập cư từ Tân Cương được Mỹ bảo trợ. Trong hàng ngũ các nhóm cực đoan vũ trang ở Syria cũng có những người Duy Ngô Nhĩ cấp tiến. Đã xác định được trong số những người chết và trong số tù nhân Syria có người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Việc các phần tử Hồi giáo từ Tân Cương tham gia làn sóng khủng bố ở Trung Đông có thể là một trong những lý do khiến thế giới Ả Rập và Hồi giáo nói chung không ủng hộ Mỹ chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Ông Boris Dolgov lưu ý:
“Đối với các nước Ả Rập và Hồi giáo, hợp tác kinh tế với Trung Quốc có lợi hơn là hỗ trợ và thúc đẩy chiến dịch chỉ trích hành vi xâm phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Những gì Mỹ thực hiện trong chiến dịch tuyên truyền này không nhận được sự ủng hộ trong khu vực. Ngay cả ở những quốc gia theo đuổi chính sách thân Mỹ cũng có tâm trạng chống Mỹ mạnh mẽ."
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, các tài liệu của Mỹ liên quan đến sự kiện CIA hỗ trợ quân ly khai Tây Tạng gây bất ổn tình hình ở Tây Tạng đã được giải mật. Đặc biệt, trong hầu hết thập niên 1960, mỗi năm CIA đã cung cấp cho quân ly khai Tây Tạng 1,7 triệu USD để tiến hành các hoạt động chống Trung Quốc. Ngày nay, Mỹ là quốc gia xếp thứ hai sau Ấn Độ tài trợ cho cái gọi là "chính phủ Tây Tạng lưu vong." Trong một bài viết của mình, nhà văn kiêm nhà phân tích chính trị Mỹ William Engdahl đã nêu tên khoản phí mà Mỹ phải trả cho"chính phủ" này vì hoạt động chống Bắc Kinh là 2 triệu USD/năm. Chuyên gia William Engdahl cho biết CIA vẫn tiếp tục tài trợ cho chiến lược sử dụng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc chống Trung Quốc, kể cả bảo trợ cho cá nhân Đức Đạt Lai Lạt Ma và hoạt động của "Ngôi nhà Tây Tạng" trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau. Rất có thể sau một thời gian nữa, chúng ta sẽ được biết tài liệu về việc Mỹ hỗ trợ tài chính cho quân ly khai ở Tân Cương.