Liệu Trung Quốc có thể thành một cực của thế giới lưỡng cực?

© AP Photo / Andrew HarnikNgười bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Người bảo vệ danh dự tại Nhà Trắng ở Washington với cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2021
Đăng ký
Mới đây xuất hiện một bài báo thú vị của Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á Singapore C. Raja Mohan đăng trên tờ «The Indian Express», - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Cụ thể, tác giả bài báo bày tỏ sự lo ngại của người Ấn Độ trước viễn cảnh hình thành thế giới lưỡng cực «Big Two» (G2), mà Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là hai cực thống trị thế giới. Chuyên gia Tsvetov nêu câu hỏi, liệu có thể như vậy hay chăng?

Trung Quốc không muốn làm bá chủ?

Ý tưởng về «Big Two» (G2) ra đời năm 2005 trong giới khoa học chính trị Mỹ như hình dung về một dạng kết nối của hai siêu cường - Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ giải quyết tất tần tật mọi vấn đề toàn cầu. Về bản chất, người Mỹ đề xuất một kết cấu như vậy cho thế giới lưỡng cực tương lai. Ý tưởng của các học giả nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia lớn như Zbigniew Brzezinski và Hillary Clinton, đồng thời họ và các thành viên khác trong ê-kip của Tổng thống Obama hăng hái đề xuất với đối tác Trung Hoa.

Nhưng phía Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất này. Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo tuyên bố vào năm 2009:

«Không thể để một vài quốc gia hoặc một nhóm quốc gia lớn giải quyết mọi vấn đề toàn cầu».

Còn có những ý tứ sâu xa hơn trong sự từ chối của phía Trung Quốc. Phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã long trọng hứa với toàn thế giới:

 «Dù Trung Quốc có đạt đến trình độ phát triển nào chăng nữa thì đất nước này cũng không bao giờ nuôi tham vọng bá chủ».

Trung Quốc có thể trở thành một cực

Tuy nhiên, có thể không phấn đấu để trở thành bá chủ hay thủ lĩnh toàn cầu, nhưng theo một cách khách quan Trung Quốc đang chuyển dịch biến thành một cực của kinh tế và chính trị thế giới, tức là trở thành quốc gia với tầm ảnh hưởng lớn đến mức có tiếng nói chỉ đạo toàn nhân loại về chính trị, kinh tế và văn hóa. Trung Quốc có gần như đầy đủ tập hợp thông số của một siêu cường: Uỷ viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sở hữu vũ khí hạt nhân, có lãnh thổ rộng và số dân đông, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nền văn hóa phong phú, quân đội với cơ số lớn nhất, nền kinh tế lớn nhất thế giới (xét về GDP), ngày càng bộc lộ rõ ý định cung cấp cho thế giới một chương trình nghị sự riêng của mình.

Cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Hoa Kỳ đưa ra dự luật về cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc

Ngay từ năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc phấn đấu đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, với luận cứ rằng nước này cần sẵn sàng «không chỉ viết ra luật chơi, mà còn tạo ra vũ đài nơi diễn ra các cuộc chơi».  

Còn hôm nay ông Tập Cận Bình kêu gọi tiến hành «ngoại giao của nước lớn».

CHND Trung Hoa tích cực tham gia các hoạt động của Liên Hợp Quốc, WTO, IMF, BRICS, SCO, APEC, EAS, G20, Hội đồng Bắc Cực và hàng trăm tổ chức quốc tế khác. Bắc Kinh dự phần vào giải quyết tình huống xung đột ở Afghanistan, Syria, bán đảo Triều Tiên, Palestine và Myanmar. Sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» («Nhất đới, nhất lộ» của Trung Quốc mang tính chất toàn cầu, hiện có hơn 150 nước và tổ chức ủng hộ. Để củng cố vị thế của riêng mình trên vũ đài thế giới trong giai đoạn đại dịch, Bắc Kinh đang sử dụng chiêu thức «ngoại giao vaccine». Hàng triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất được đem phân phát miễn phí cho các nước nghèo trên thế giới. Hơn 50 quốc gia đang phát triển đã đề nghị Trung Quốc cung cấp loại vaccine này.

Như vậy, cứ cho là ban lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước CHND Trung Hoa không nuôi tham vọng bá chủ đi chăng nữa, Trung Quốc vẫn có mọi điều kiện để trở thành một cực của chính trị và kinh tế thế giới.

Chuyên gia Piotr Tsvetov tin rằng sẽ có nhiều người không thấy vui mừng trước kịch bản phát triển sự kiện như vậy của nền chính trị thế giới. Và để ngăn chặn không cho viễn cảnh đó xảy ra, cần phải chung sức xây dựng một thế giới đa cực, không trao số phận của loài người vào bàn tay một vòng hẹp các siêu cường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала