Những người biểu tình muốn gì?
Những người biểu tình vận động để mọi người được tiếp cận bình đẳng với vắc-xin, cũng như yêu cầu các công ty từ bỏ quyền sáng chế đối với vắc-xin chống coronavirus. Global Justice Now đăng một đoạn video trên Twitter cho thấy khoảng 15 người tập trung tại lối vào văn phòng AstraZeneca: hai người trèo lên mái hiên với một tấm biểu ngữ, sáu người đánh trống, và một số người khác ngồi ở lối vào.
“They could be deciding today to start profiting [from the vaccine] as thousands of people die everyday in India.”
— Damien Gayle (@damiengayle) May 11, 2021
‘Coati’ explains why he’s chained to the door at @AstraZeneca’s headquarters. pic.twitter.com/XLFhz5LpA7
"Các nhà khoa học tại Đại học Oxford, một tổ chức được tài trợ công, đã phát triển loại vắc xin cứu mạng này thông qua nghiên cứu và một quy trình được tài trợ công khai đến 97%. Loại vắc xin này cần được cung cấp cho tất cả mọi người, nhưng AstraZeneca đã tiếp quản và tư nhân hóa, được hưởng tất cả các lợi ích", Nick Dierden, giám đốc Global Justice Now, nói.
Protesting outside the annual shareholder meeting of @AstraZeneca to call on the company to #joinCTAP to to share intellectual property, vaccine technology and know-how with the world #PeoplesVaccine pic.twitter.com/Nl4bpN3MNL
— Heidi Chow (@hidschow) May 11, 2021
Tiêm phòng ở Anh
Chính quyền Anh bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho người dân vào đầu tháng 12 năm 2020. Thuốc chủng ngừa coronavirus được cung cấp miễn phí và tất cả mọi người sống trong nước đều có thể tiêm vắc-xin, kể cả người nước ngoài có thị thực dài hạn và thậm chí cả những người di cư bất hợp pháp.
Đọc thêm: Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca tử vong vì tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca